Cà Mau là một trong 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long và là tỉnh cực Nam của đất nước, có 3 mặt giáp biển, nơi chứa đầy phù sa, vùng ngập mặn, lợ phong phú với sản lượng cua biển dẫn đầu trong cả nước. Nhưng "Cua Cà Mau" mới chỉ được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến nhiều trong một năm trở lại đây với việc Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành Quyết định số 2576/QĐ-SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00116 cho sản phẩm "Cua Cà Mau". Đây là sản phẩm thứ hai được chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý ở Cà Mau, do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức quản lý.
Cà Mau, mảnh đất tận cùng của Tổ quốc, nơi vươn ra biển cả bao la, nơi có những cánh đồng, khu rừng đước xanh bạt ngàn. Không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, Cà Mau còn khiến bất cứ du khách ghé thăm phải mê mẩn bởi ẩm thực độc đáo, đậm đà hương vị của đất trời và con người nơi đây.
Dù sản phẩm cua Cà Mau đã được “định danh”, nhưng quản lý thương hiệu vẫn còn lỏng lẻo, sơ hở. Bởi thực tế ngoài thị trường hiện nay, thương hiệu cua Cà Mau được gắn mác buôn bán tràn lan, giá cả cũng như chất lượng đều không đảm bảo… làm giảm sút uy tín của ngành hàng chủ lực này. Chính vì thế, việc làm sao sử dụng và bảo vệ thương hiệu cua Cà Mau có hiệu quả lại đang là vướng mắc khiến sản phẩm chủ lực này chưa thể phát triển xứng tầm.
Chiều 28/7, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau tổ chức Hội thảo “Giải pháp quản lý và phát triển các nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý” trên địa bàn tỉnh.
Nằm trong chuỗi sự kiện Ngày hội cua Cà Mau - lần thứ I năm 2022, chiều 25/12, tại Quảng trường Thanh Niên, Phường 5, thành phố Cà Mau đã diễn ra Cuộc thi Vua đầu bếp cua và xác lập kỷ lục 69 món ngon chế biến từ cua Cà Mau.