Ngày 26/11, đồng bào Cor ở xã Bình An, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Tết Ngã rạ với nhiều hoạt động sôi nổi, vui tươi mang đậm nét văn hóa truyền thống để tạ ơn ông bà tổ tiên, thần linh đã phù hộ làm ăn khấm khá, cuộc sống an lành.
Giá trị văn hóa, lịch sử, tài nguyên thiên nhiên của vùng sâu trong đất liền rộng lớn đang từng bước được khai thác bền vững để xây dựng môi trường du lịch đảm bảo tính sinh thái, nhân văn và chia sẻ lợi ích với cộng đồng.
Với sự chủ động vào cuộc quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, các giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa của đồng bào được gìn giữ, phát huy, nhiều hủ tục lạc hậu đã được loại bỏ.
Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, cùng với trống đồng Đồng Sơn ở Bắc Bộ và đàn đá Tây Nguyên, trống đất có lẽ là một trong những nhạc cụ cổ xưa và độc đáo nhất. Nếu như trống đồng, trống bịt da có mặt sớm và còn được diễn tấu trong hiện tại thì trống đất chỉ còn được sử dụng hiếm hoi ở một số dân tộc như Mường, Sán Chay, Cor ở Việt Nam.
Được vay gần 200 triệu đồng từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cộng với việc tích cực tham gia các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chị Lê Thị Hồng cùng chồng là Hồ Trường Sinh (dân tộc Co) ở thôn 3, xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) đã sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, có hiệu quả, trở thành hộ giàu có trong làng.
Quảng Ngãi có 3 dân tộc thiểu số gồm Ca Dong (tên tự gọi của dân tộc Xơ Đăng), Cor, Hrê sống rải rác tại 6 huyện miền núi với vốn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, do sự du nhập và lan truyền nhanh chóng của các loại hình văn hóa hiện đại nên nền di sản văn hóa vùng miền đặc trưng có nguy cơ bị biến dạng, thậm chí mai một. Trước thực trạng đó, tỉnh Quảng Ngãi đã cấp bách đưa ra những giải pháp hữu hiệu để bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số trên địa bàn. Theo đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án bảo tồn Văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, giao cho Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì thực hiện.
Nhà dài truyền thống là không gian kiến trúc độc đáo, thể hiện đặc trưng trong đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng, tâm linh, văn hóa của đồng bào dân tộc Co.
Với đồng bào dân tộc Cor ở Trà My (Quảng Nam), cưới xin là việc quan trọng của gia đình, họ hàng nhưng cũng là ngày vui chung của cộng đồng làng. Lễ đạp nhà là một nét đẹp độc đáo trong phong tục cưới hỏi của đồng bào Cor nơi đây.
Đối với đồng bào dân tộc Co, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam), chiếc nón lá dừa không chỉ sử dụng như phương tiện che, đội đầu rất hữu ích và thiết thực trong đời sống hàng ngày, những dịp đi xa nhằm đáp ứng trước các hiện tượng mưa, nắng của thiên nhiên, giúp họ trong lao động sản xuất, mà chiếc nón lá dừa còn là nét đặc trưng văn hóa của người Co nơi đây.
Mấy trăm hộ đồng bào Cor nằm trong diện được đền bù, giải tỏa của Dự án Hợp phần di dân, tái định cư Hồ chứa nước Nước Trong, huyện Tây Trà (Quảng Ngãi) đang rơi vào thế khó, do những cách làm mang tính “cho có” từ phía những người thực thi chính sách hỗ trợ.