Tuy nhiên, trên thực tế tình hình xâm hại trẻ em trên địa bàn Lào Cai vẫn có chiều hướng tăng và diễn biến phức tạp. Đặc biệt là một số vụ nghiêm trọng, gây bức xúc trong dự luận, đối tượng xâm hại và người bị xâm hại là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm phần lớn. Theo báo cáo, giai đoạn 2015 - 2019, trên địa bàn tỉnh Lào Cai xảy ra 95 vụ/120 đối tượng/136 trẻ em bị xâm hại, tội phạm xâm hại trẻ em xảy ra 99 vụ/152 đối tượng/128 em bị xâm hại. Trẻ em bị xâm hại do bạo lực, xâm hại tình dục, mua bán và các hình thức gây tổn hại khác. Đối tượng xâm hại trẻ em có người ruột thịt, người thân; có giáo viên, cán bộ, nhân viên tại các cơ sở giáo dục, thậm chí đối tượng là người có trách nhiệm chăm sóc chữa bệnh, người quen và đối tượng khác. Hậu quả, số trẻ em tử vong do bị xâm hại 8 em, 2 em bị thương tật, 2 em có thai do bị xâm hại tình dục và có tới 83 em bị các tác động khác về thể chất, tinh thần do bị xâm hại… Tội phạm xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh chủ yếu mang tính bột phát, đơn lẻ nhưng diễn biến phức tạp.
Theo ông Lê Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, nhằm hạn chế tình trạng trên, thời gian qua, Lào Cai đã chỉ đạo, triển khai thực hiện Luật Trẻ em và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ, xâm hại trẻ em tại địa phương… Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là Pháp luật về bảo vệ trẻ em còn nhiều khoảng trống; khung hình phạt chưa đủ mức răn đe tội phạm bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em; công tác tuyên truyền đến nhân dân vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế; tình trạng xâm hại, bạo lực trẻ em, buôn bán, bắt cóc trẻ em vì mục đích thương mại, trẻ em vi phạm pháp luật vẫn xảy ra. Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền cơ sở một số nơi chưa thực sự làm hết trách nhiệm, việc phối hợp giữa các ngành còn hạn chế. Điều đặc biệt là nhiều gia đình, cha mẹ, người chăm sóc trẻ và chính trẻ em chưa chủ động thông tin, tố giác tội phạm.
Trước thực trạng trên, Lào Cai đã xác định phòng chống xâm hại, bảo vệ trẻ em là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm và triển khai đồng bộ cơ chế chính sách, nhằm tạo môi trường an toàn cho trẻ phát triển toàn diện. Tỉnh cũng đã có kiến nghị với cấp ngành của Trung ương về việc nghiên cứu, bổ sung các tình tiết tăng nặng tội danh bạo lực, xâm hại tình dục đối với trẻ em; tập trung ưu tiên các dự án phát triển trẻ em cho Lào Cai do đặc thù của tỉnh miền núi, biên giới nhiều khó khăn.
Theo ông Lê Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, nhằm hạn chế tình trạng trên, thời gian qua, Lào Cai đã chỉ đạo, triển khai thực hiện Luật Trẻ em và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ, xâm hại trẻ em tại địa phương… Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là Pháp luật về bảo vệ trẻ em còn nhiều khoảng trống; khung hình phạt chưa đủ mức răn đe tội phạm bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em; công tác tuyên truyền đến nhân dân vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế; tình trạng xâm hại, bạo lực trẻ em, buôn bán, bắt cóc trẻ em vì mục đích thương mại, trẻ em vi phạm pháp luật vẫn xảy ra. Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền cơ sở một số nơi chưa thực sự làm hết trách nhiệm, việc phối hợp giữa các ngành còn hạn chế. Điều đặc biệt là nhiều gia đình, cha mẹ, người chăm sóc trẻ và chính trẻ em chưa chủ động thông tin, tố giác tội phạm.
Trước thực trạng trên, Lào Cai đã xác định phòng chống xâm hại, bảo vệ trẻ em là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm và triển khai đồng bộ cơ chế chính sách, nhằm tạo môi trường an toàn cho trẻ phát triển toàn diện. Tỉnh cũng đã có kiến nghị với cấp ngành của Trung ương về việc nghiên cứu, bổ sung các tình tiết tăng nặng tội danh bạo lực, xâm hại tình dục đối với trẻ em; tập trung ưu tiên các dự án phát triển trẻ em cho Lào Cai do đặc thù của tỉnh miền núi, biên giới nhiều khó khăn.
Hồng Ninh