Phát biểu tại buổi lễ, Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Mường Lay Vũ Ngọc Vương cho biết, Mường Lay là thị xã còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế xã hội thiếu thốn, lại bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan, nên nhiều phong tục, tập quán, nét đẹp truyền thống không còn được duy trì và có nguy cơ mai một. Ông Vũ Ngọc Vương nhấn mạnh, để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của các dân tộc trên địa bàn, Đảng bộ, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân giữ gìn và phát huy những nét v ă n hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đặc biệt là các di sản văn hóa cấp quốc gia như “Lễ Kin pang Then” và “Nghệ thuật xòe Thái” tại cộng đồng . Đồng thời, h ợp tác và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể theo quy định của pháp luật.
Đại diện lãnh đạo thị xã Mường Lay đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia “Nghệ thuật xòe Thái” và “Lễ Kin pang Then”. Ảnh: Chu Quốc Hùng- TTXVN |
Lễ “Kin pang Then” là nét sinh hoạt ăn hóa độc đáo đã có từ rất lâu đời. Đây được xem là nghi lễ mang tính tâm linh của người Thái trắng ở thị xã Mường Lay về vị thần là các ông Then, bà Then. Người Thái quan niệm rằng: phía trên thế giới thực của con người là thế giới của vua Trời, cõi trời cũng là 1 Mường, trong đó các tướng lĩnh của vua Trời là các Then. Với tấm lòng thơm thảo dành cho bản mường dưới trần gian, hằng năm, vua Trời phái các vị Then xuống hạ giới để cứu giúp bà con.
Lễ “Kin pang Then” thường diễn ra vào dịp đầu xuân (sau Tết Nguyên đán) là thời điểm đẹp nhất của mùa xuân. Khi hoa ban nở trắng núi rừng, hoa đào, hoa bưởi khoe sắc hương khắp các lối ngõ bản làng, tiết trời mát mẻ, vạn vật sinh sôi, cây trái đâm chồi nảy lộc, đơm hoa kết trái, thiên nhiên hòa quyện với lòng người là lúc thầy Then trần gian tổ chức lễ “Kin pang Then” để gặp mặt các con nuôi về mừng mệnh Then được “vững như trụ bạc, chắc như trụ vàng”, để tạ ơn ông Then, bà Then và cầu mưa, cầu mùa, cầu phúc, cầu lộc cho gia đình và bản mường.
Các thiễu nữ Thái biểu diện văn nghề chào mừng tại buổi lễ. Ảnh: Chu Quốc Hùng- TTXVN |
Cùng với lễ “Kin pang Then”, “Nghệ thuật xòe Thái” giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thái trên địa bàn thị xã Mường Lay. Thông qua vòng xòe, mối quan hệ làng bản, quan hệ người gắn bó, đoàn kết hơn. Điệu xòe được xuất phát từ trong lao động sản xuất, từ nhu cầu của con người muốn được thư giãn, giải trí sau những giờ lao động vất vả, mệt nhọc. Xòe đã trở thành hoạt động văn hóa tinh thần không thể thiếu được của đồng bào Thái Tây bắc nói chung và Điện Biên nói riêng. Trên địa bàn tỉnh Điện Biên thì Mường Lay là nơi ghi dấu về sự phát triển của những điệu xòe.