Cô giáo trẻ Nguyễn Thị Châu Sa với hành trình gieo chữ trên cổng trời Canh Liên (Bình Định)

Niềm vui của cô và trò Trường Tiểu học xã Canh Liên- Điểm trường làng Chồm, huyện Vân Canh. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
Niềm vui của cô và trò Trường Tiểu học xã Canh Liên- Điểm trường làng Chồm, huyện Vân Canh. Ảnh: Minh Đức – TTXVN

Cô giáo trẻ Nguyễn Thị Châu Sa là giáo viên chủ nhiệm lớp ghép 1A6+ 3A6 Trường Tiểu học xã Canh Liên - Điểm trường làng Chồm, huyện Vân Canh (Bình Định), nơi được xem là một trong những điểm trường khó khăn nhất của không chỉ của huyện Vân Canh mà còn là của cả tỉnh Bình Định.

Cô giáo trẻ Nguyễn Thị Châu Sa với hành trình gieo chữ trên cổng trời Canh Liên (Bình Định) ảnh 1 Điểm trường làng Chồm thuộc xã vùng cao Canh Liên được mệnh danh là vùng đất “cổng trời” của tỉnh Bình Định với điều kiện đi lại khó khăn, cách trở và là nỗi ám ảnh đối với những ai muốn đặt chân đến vùng đất này. Ảnh: Minh Đức – TTXVN

Là xã vùng cao, Canh Liên được mệnh danh là vùng đất “cổng trời” của tỉnh Bình Định với địa hình, thiên nhiên và khí hậu đều vô cùng khó khăn và khắc nghiệt. Mặc dù phải giảng dạy tại điểm trường xa, thiếu thốn như cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, thậm chí thiếu cả học trò nhưng với nhiệt huyết của tuổi trẻ và tình yêu nghề, yêu trò cô vẫn nhiệt tình công tác không ngưng nghỉ.

Cô giáo trẻ Nguyễn Thị Châu Sa với hành trình gieo chữ trên cổng trời Canh Liên (Bình Định) ảnh 2Mặc dù điều kiện đi lại còn khó khăn, cuộc sống còn nhiều thiếu thốn, vất vả nhưng cô Sa vẫn đang ngày đêm bám trường, bám lớp “gieo” từng con chữ cho lớp trẻ Canh Liên hôm nay. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
Cô giáo trẻ Nguyễn Thị Châu Sa với hành trình gieo chữ trên cổng trời Canh Liên (Bình Định) ảnh 3Cô giáo Nguyễn Thị Châu Sa đến tận nhà đồng bào các dân tộc thiểu số vận động cho các em đến trường. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
Cô giáo trẻ Nguyễn Thị Châu Sa với hành trình gieo chữ trên cổng trời Canh Liên (Bình Định) ảnh 4

Cô giáo, đoàn viên Nguyễn Thị Châu Sa vận động các phụ huynh cho con đi học vì tất cả học sinh đều là dân tộc thiểu số Bana và có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Minh Đức – TTXVN

Những năm qua, cô tập trung nâng cao chất lượng giảng dạy, chú trọng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, mang lại cho các em những kiến thức và kỹ năng cơ bản mà các em cần thiết nhất.

Cô giáo trẻ Nguyễn Thị Châu Sa với hành trình gieo chữ trên cổng trời Canh Liên (Bình Định) ảnh 5Không chỉ khó khăn về đời sống, để "gieo" được con chữ vào tâm trí của học sinh các dân tộc thiểu số ở Canh Liên cũng là chuyện hết sức khó khăn. Trong đó, bất đồng ngôn ngữ là trở ngại lớn nhất trong việc truyền đạt kiến thức của các thầy cô giáo ở đây. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
Cô giáo trẻ Nguyễn Thị Châu Sa với hành trình gieo chữ trên cổng trời Canh Liên (Bình Định) ảnh 6Cô giáo trẻ Nguyễn Thị Châu Sa trong giờ lên lớp. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
Cô giáo trẻ Nguyễn Thị Châu Sa với hành trình gieo chữ trên cổng trời Canh Liên (Bình Định) ảnh 7Mặc dù mới có hệ thống điện lưới, nhưng cô Sa phải sống trong cảnh thiếu điện do điều kiện khắc nghiệt nên nhiều thiết bị điện đã bị hư hỏng. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
Cô giáo trẻ Nguyễn Thị Châu Sa với hành trình gieo chữ trên cổng trời Canh Liên (Bình Định) ảnh 8Niềm vui của cô và trò Trường Tiểu học xã Canh Liên- Điểm trường làng Chồm, huyện Vân Canh. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
Cô giáo trẻ Nguyễn Thị Châu Sa với hành trình gieo chữ trên cổng trời Canh Liên (Bình Định) ảnh 9Những nỗ lực không biết mệt mỏi của cô Sa và đội ngũ giáo viên đang ngày đêm âm thầm “gieo” từng con chữ trên cổng trời Canh Liên. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
Cô giáo trẻ Nguyễn Thị Châu Sa với hành trình gieo chữ trên cổng trời Canh Liên (Bình Định) ảnh 10Học sinh Điểm trường làng Chồm, huyện Vân Canh trong giờ tập thể dục. Ảnh: Minh Đức – TTXVN

Nhờ những nỗ lực trong sự nghiệp trồng người, nhiều năm liền cô giáo Sa đã nhận được được các phần thưởng của xã, huyện, xứng đáng với sự tin yêu của học trò và nhân dân địa phương.

Minh Đức

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm