Lò Thị Đường - Cô đỡ thôn bản tận tâm nơi vùng cao Điện Biên

Lò Thị Đường - Cô đỡ thôn bản tận tâm nơi vùng cao Điện Biên

Gần 10 năm làm nghề cô đỡ thôn bản, chị Lò Thị Đường (bản Nậm Đích, xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) vẫn luôn giữ ngọn lửa đam mê và luôn tận tâm với nghề. Nhiều năm qua, hình ảnh về cô đỡ Lò Thị Đường, một mình đi bộ, mang theo túi thuốc, dụng cụ y tế đến từng nhà “gõ cửa” để thăm khám, đỡ đẻ cho người dân trong bản đã trở nên quen thuộc, in đậm trong tâm trí của đồng bào dân tộc nơi vùng cao Nậm Pồ.

Cô đỡ thôn bản miệt mài cống hiến sức trẻ trên Cao nguyên đá

Cô đỡ thôn bản miệt mài cống hiến sức trẻ trên Cao nguyên đá

Không kể ngày hay đêm, dù trong hoàn cảnh nào khi các sản phụ cần, cô đỡ thôn bản Vừ Thị Mỷ (thôn Cẳng Tằng, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, Hà Giang) đều có mặt. Trải qua hơn 13 năm, không lương, không có tiền hỗ trợ nhưng cô đỡ Mỷ vẫn miệt mài cống hiến sức trẻ cho công việc đỡ đẻ, hỗ trợ chăm sóc thai nhi, vận động các bà mẹ mang thai và đang nuôi con nhỏ đi tiêm chủng. Bên cạnh đó, chị Mỷ còn trực tiếp tuyên truyền giúp người dân bỏ dần các hủ tục, tiếp cận với điều kiện chăm sóc sức khỏe cho người mẹ và trẻ trong cả quá trình mang thai và sinh đẻ.

Dù không được hưởng chế độ hỗ trợ, nhưng cô đỡ thôn bản Lý Minh Thương, ở bản Ma Ly Pho, xã Ma Ly Pho, huyện Phong Thổ vẫn miệt mài làm nhiệm vụ vì sức khoẻ dân bản. Ảnh: Đinh Thùy - TTXVN

Cô đỡ thôn bản - cánh tay nối dài của ngành Y tế trong chăm sóc sức khỏe sinh sản ở vùng cao

Với sự hỗ trợ tích cực của đội ngũ cô đỡ thôn bản, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở các bản vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới của tỉnh Lai Châu có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ phụ nữ đến khám thai định kỳ, sinh con tại các cơ sở y tế ngày càng tăng, tỷ lệ sản phụ mắc tai biến sản khoa, tử vong mẹ và trẻ sơ sinh giảm đáng kể.
Ninh Thuận nâng cao năng lực chăm sóc y tế cho cô đỡ thôn bản

Ninh Thuận nâng cao năng lực chăm sóc y tế cho cô đỡ thôn bản

Ngày 31/10, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, Sở Y tế Ninh Thuận phối hợp với Dự án Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở (Dự án thành phần tỉnh Ninh Thuận năm 2022) khai mạc Lớp tập huấn cập nhật kiến thức cho lực lượng y tế cơ sở là 40 cô đỡ thôn bản đang thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho đồng bào tại các huyện trên địa bàn tỉnh là Ninh Sơn, Ninh Hải, Thuận Bắc và Bác Ái.
Cô đỡ thôn bản tuyên truyền, tư vấn chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho đồng bào dân tộc huyện Mang Yang (Gia Lai). Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN

Hơn 2 triệu USD hỗ trợ Việt Nam giảm tình trạng tử vong ở bà mẹ tại các vùng dân tộc thiểu số

Sáng 24/9, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam, Công ty Dược phẩm sinh học đa quốc gia Merck Sharp & Dohme – MSD HH và Quỹ MSD cho các bà mẹ (MSD for Mothers) đã ký kết, khởi động Dự án “Không để ai bị bỏ lại phía sau: Các can thiệp đổi mới sáng tạo nhằm giảm tình trạng tử vong mẹ tại các vùng dân tộc thiểu số tại Việt Nam”, với tổng số tiền tài trợ hơn 2 triệu USD trong thời hạn 3 năm (từ tháng 6/2021).
Hiệu quả mô hình “Cô đỡ thôn bản”

Hiệu quả mô hình “Cô đỡ thôn bản”

Nhận thức được những khó khăn trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, Bộ Y tế đã có chủ trương đào tạo cô đỡ thôn bản (CĐTB) người dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
Thầm lặng cô đỡ thôn bản vùng cao Điện Biên Đông

Thầm lặng cô đỡ thôn bản vùng cao Điện Biên Đông

Điện Biên Đông là một trong những huyện nghèo vùng cao của tỉnh Điện Biên với địa hình chủ yếu là đồi núi, giao thông đi lại khó khăn. Trước đây, do thiếu ý thức về việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cũng như do tập quán lạc hậu, hay tự ti e ngại của đồng bào dân tộc nên đã không ít trường hợp chết trẻ, chết mẹ xảy ra. Khoảng 4 năm trở lại đây, đội ngũ cô đỡ là phụ nữ địa phương có kiến thức, được đào tạo bài bản về hoạt động tại thôn, bản đã thực sự mang lại hiệu quả rõ rệt. Những cô đỡ thôn bản đã không quản ngại khó khăn, thầm lặng với công việc chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em trên những bản làng rẻo cao.
Duy trì và phát triển đội ngũ cô đỡ thôn bản (Bài 2)

Duy trì và phát triển đội ngũ cô đỡ thôn bản (Bài 2)

Để cộng đồng hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên TTXVN thực hiện loạt bài với chủ đề “Duy trì và phát triển đội ngũ cô đỡ thôn bản” đi sâu phân tích những khó khăn, thách thức trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng như hoạt động hiệu quả của đội ngũ cô đỡ thôn bản ở Việt Nam thời gian qua.
Duy trì và phát triển đội ngũ cô đỡ thôn bản (Bài 1)

Duy trì và phát triển đội ngũ cô đỡ thôn bản (Bài 1)

Cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số là cánh tay nối dài của ngành y tế trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đồng bào dân tộc thiểu số. Họ đã góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Mô hình cô đỡ thôn bản cũng là sáng kiến của Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận trong việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em vùng khó khăn.
Đóng góp lặng thầm của cô đỡ thôn bản ở vùng khó Tây Nguyên

Đóng góp lặng thầm của cô đỡ thôn bản ở vùng khó Tây Nguyên

Vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, rào cản của những hủ tục lạc hậu, thiếu thốn về kinh tế và đôi khi là sự ngăn cản của gia đình, các cô đỡ thôn, bản ở các tỉnh miền núi vẫn lặng thầm làm nhiệm vụ. Họ chính là những cánh tay nối dài của ngành Y tế, góp phần chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, sức khỏe ban đầu cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Cao Bằng: Cần quan tâm hỗ trợ các cô đỡ thôn bản vùng cao

Cao Bằng: Cần quan tâm hỗ trợ các cô đỡ thôn bản vùng cao

Ở nhiều bản làng vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cao Bằng, nơi cuộc sống người dân cách xa cơ sở y tế, việc sinh đẻ của phụ nữ đều trông cậy vào các cô đỡ thôn bản. Nhờ đội ngũ này, nhiều ca sinh ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh đã thực hiện an toàn, góp phần cùng ngành y tế hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, tuy nhiên gần 2 năm nay, đội ngũ cô đỡ thôn bản không nhận được sự hỗ trợ vật chất nào, khiến cho các cô đỡ thôn bản ở tỉnh Cao Bằng không khỏi chạnh lòng.
Cả nước có hơn 1.700 "cô đỡ thôn bản"

Cả nước có hơn 1.700 "cô đỡ thôn bản"

Cả nước hiện có hơn 1.700 "cô đỡ thôn bản" là người dân tộc thiểu số tại các tỉnh miền núi, thực hiện hiệu quả việc tuyên truyền, tư vấn, phát hiện và chuyển tuyến kịp thời cho các bà mẹ mang thai có nguy cơ tai biến sản khoa; can thiệp làm mẹ an toàn, đỡ đẻ bằng "gói đẻ sạch" cho sản phụ ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn còn tồn tại tục lệ đẻ tại nhà, nhằm hạn chế các trường hợp tử vong mẹ và tử vong sơ sinh.