Thiếu tá Võ Doãn Lân, Đồn Biên phòng Cồn Roàng, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình, cán bộ tăng cường làm Phó Bí thư Đảng ủy xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình là một trong những gương sáng tiêu biểu ấy.
Lấy dân làm gốc, miệng nói tay làm
Một ngày cuối tháng 8, từ trung tâm thành phố Đồng Hới chúng tôi vượt quảng đường gần 100km lên với đồng bào xã biên giới Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Thượng Trạch là một xã miền núi rẻo cao nghèo khó của huyện Bố Trạch. Nơi đây có đường biên giới dài 54 km; có 545 hộ/2.478 khẩu, 98% là đồng bào dân tộc Ma Coong, tỷ lệ hộ nghèo 87,63%. Những năm qua, cấp ủy chính quyền các cấp đã quan tâm đầu tư phát triển trên các lĩnh vực cho địa phương nhưng Thượng Trạch vẫn còn rất nhiều khó khăn về kinh tế xã hội và hệ thống chính trị. Đến đây, chúng tôi mới thấu hiểu được cái thiếu thốn, vất vả, gian nan và những hy sinh thầm lặng của những cán bộ, chiến sỹ biên phòng công tác nơi biên cương Tổ quốc.
Thiếu tá Võ Doãn Lân- người lính mang quân hàm xanh nhiều năm liền gắn bó với miền biên giới tỉnh Quảng Bình nhiệt tình đón chúng tôi trong cái bắt tay thắm tình quân dân. Thiếu tá Lân kể, năm 2010, anh nhận nhiệm vụ mới ở Đồn Biên phòng Cồn Roàng, xã Thượng Trạch. Năm 2011, đề án "Tăng cường cán bộ bộ đội Biên phòng về làm Phó Bí thư Đảng ủy xã; đảng viên tham gia sinh hoạt tại một số chi bộ bản phía Tây của tỉnh" được triển khai, anh được bố trí làm Phó Bí thư Đảng ủy xã phụ trách cơ sở tại xã Thượng Trạch. Thời điểm đó, các chi bộ của xã hầu như không sinh hoạt, không có nghị quyết; nhiều thôn, bản trắng về đảng viên. Cán bộ xã chưa thành thạo đọc viết tiếng Việt, việc tổ chức sinh hoạt Đảng cũng hạn chế. Các tổ chức đoàn thể hoạt động chưa nề nếp, đời sống dân trí thấp kém, lạc hậu…
Bao khó khăn bộn bề của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng sự bỡ ngỡ trong công việc những ngày đầu nhận nhiệm vụ khiến Võ Doãn Lân nhiều đêm trăn trở, nghĩ suy tìm cách để phát huy tốt hơn vai trò của cán bộ biên phòng tăng cường xã. Thiếu tá Võ Doãn Lân chia sẻ: “Khó khăn bao nhiêu càng thôi thúc tôi quyết tâm, cố gắng xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, nâng cao chất lượng đời sống cho đồng bào, quyết giữ vững chủ quyền biên giới của Tổ quốc, hoàn thành nhiệm vụ được giao”.
Được sự quan tâm của Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh, huyện ủy Bố Trạch và cấp ủy chính quyền địa phương, qua một thời gian nghiên cứu tài liệu, học hỏi kinh nghiệm và xông xáo, lăn lộn thực tiễn, Thiếu tá Lân dần quen với công việc và trọng trách của mình. “Lấy dân làm gốc”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”, “miệng nói tay làm” là phương châm sống và công tác của người lính biên phòng Võ Doãn Lân trong hơn tám năm đảm trách cương vị Phó Bí thư Đảng ủy xã Thượng Trạch.
Ở cương vị mới, anh chủ động bám sát, nắm chắc tình hình địa phương, làm tốt công tác tham mưu, đề xuất các giải pháp củng cố, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở. Điểm nổi bật là xây dựng được hệ thống quy chế, kế hoạch làm việc, đổi mới lề lối, tác phong công tác nghiêm túc, các hoạt động dần được định hướng có nề nếp. Bên cạnh đó, anh còn quan tâm chăm lo nâng cao chất lượng cán bộ, đảng viên, phát triển đảng viên mới; tạo dựng mối quan hệ đoàn kết, gắn bó, đồng thuận giữa chính quyền, nhân dân và Đồn Biên phòng đóng quân trên địa bàn; chú trọng công tác vận động, tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; xây dựng nền biên phòng toàn dân gắn với nền quốc phòng – an ninh vững mạnh, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới.
Ngoài giờ làm việc, Thiếu tá Võ Doãn Lân cũng dành thời gian gần gũi, tìm hiểu phong tục, tập quán của người dân địa phương; vận động đồng bào bài trừ các hủ tục lạc hậu, bỏ thói quen uống rượu, chăm lo lao động sản xuất, hạn chế đốt nương làm rẫy. Anh cũng hướng dẫn, động viên bà con trồng rừng, trồng lúa, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, vận động con em đến trường học cái chữ; đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, an ninh trật tự trên địa bàn.
Đến nay, toàn xã đã xóa được bản trắng đảng viên; thành lập mới 13 chi bộ, nâng số chi bộ lên 22 chi bộ; có 212 đảng viên (105 đảng viên là người dân tộc). Cấp ủy đã bước đầu đào tạo được nguồn cán bộ kế cận. Các tập tục lạc hậu được xóa bỏ; xuất hiện các mô hình kinh tế hiệu quả như trồng rừng keo tràm, cao su, chăn nuôi trâu bò, lợn rừng... Đặc biệt, trồng gần 1 ha lúa nước, 8 ha cao su, hơn 100 ha tràm hoa vàng và trên 5 ha mít Thái, hồ tiêu phát triển. Cơ sở hạ tầng mặc dù còn thiếu thốn nhưng hệ thống điện-đường-trường-trạm được quan tâm đầu tư xây dựng. Chất lượng giáo dục, sức khỏe và đời sống văn hóa của đồng bào được chăm lo, cải thiện, an ninh trật tự được giữ vững…
Chủ tịch UBND xã Thượng Trạch Đinh Hợp phấn khởi cho hay: “Từ ngày có cán bộ biên phòng Võ Doãn Lân tăng cường cho địa phương, bộ mặt nông thôn khởi sắc từng ngày. Thiếu tá Võ Doãn Lân không chỉ nói mà còn cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc; tích cực vận động và tiên phong, gương mẫu thực hiện các công việc từ cuốc đất, trồng cây đến đóng cọc rào bản, tham mưu đề xuất giải pháp xây dựng hệ thống chính trị cơ sở. Giờ đây, Thiếu tá Võ Doãn Lân không chỉ là người cán bộ mẫu mực mà còn là người con ruột thịt, được đồng bào tin yêu và quý mến”.
Phát huy vai trò “cán bộ xã mang quân hàm xanh”
Các cán bộ biên phòng được lựa chọn về tăng cường các xã biên giới đều có nhiều năm công tác trong các tổ, đội công tác của các Đồn Biên phòng và có kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng, vận động quần chúng... Nhờ đó, phát huy tốt tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với công tác; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương; xây đắp mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền, nhân dân và biên phòng ngày càng gắn bó vững chắc. Uy tín và vai trò của Bộ đội Biên phòng với địa phương, các ngành càng được khẳng định và nâng cao.
Thiếu tá Võ Doãn Lân chia sẻ: Ngoài thực hiện tốt chức năng cán bộ tăng cường còn phải thực hiện tốt nhiệm vụ công tác biên phòng, tự mình giáo dục, rèn luyện kỷ luật với tham gia xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, đơn vị vững mạnh toàn diện. Điều quan trọng là mỗi cán bộ biên phòng tăng cường phải có phong cách lối sống gần gũi với nhân dân, sâu sát cơ sở, am hiểu địa bàn, phong tục tập quán của đồng bào; giữ vững phẩm chất đạo đức của người cán bộ, đảng viên, người lính “Bộ đội Cụ Hồ”; xứng đáng là chỗ dựa tin cậy, vững chắc của cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân biên giới.
Ông Phan Văn Gòn, Bí thư Huyện ủy huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đánh giá: Đội ngũ cán bộ biên phòng tỉnh tăng cường về cơ sở, tiêu biểu trong đó có Thiếu tá Võ Doãn Lân đã trực tiếp giúp xã củng cố, kiện toàn tổ chức đảng, bồi dưỡng quần chúng ưu tú, phát triển đảng viên mới; giúp địa phương xây dựng quy chế làm việc; đưa các chế độ sinh hoạt, công tác của cán bộ, tổ chức đi vào nề nếp, chất lượng. Thời gian qua, huyện cũng tích cực chỉ đạo, tạo điều kiện, phối hợp tốt để đảm bảo hoạt động, phát huy vai trò của cán bộ biên phòng. Tuy nhiên, điều kiện công tác của cán bộ biên phòng tại cơ sở gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Vì vậy, tỉnh cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ về lương, phụ cấp và các vấn đề liên quan để cán bộ biên phòng yên tâm công tác.
Quảng Bình có đường biên giới đất liền dài 201,8km và bờ biển dài 116,2km. Đến nay, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã bố trí 4 cán bộ tăng cường giữ chức danh Phó Bí thư Đảng ủy xã; 36 cán bộ, đảng viên tăng cường tham gia sinh hoạt tại 36 chi bộ thôn, bản các xã biên giới, trong đó có 14 cán bộ giữ chức Phó bí thư chi bộ. Các xã biên giới không có bản trắng đảng viên, thôn bản không có tổ chức đảng. Cán bộ biên phòng tỉnh tăng cường đã tham gia củng cố, kiện toàn trên 200 tổ chức đảng, chính quyền; hơn 60 chi hội Phụ nữ, trên 50 hội Nông dân và hơn 80 Chi đoàn; kết nạp hơn 400 đảng viên mới…
Thượng tá Đinh Xuân Hùng, Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng Quảng Bình khẳng định: Tăng cường cán bộ biên phòng về cơ sở là một chủ trương phù hợp với thực tiễn ở địa bàn biên giới khó khăn. Phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, các cán bộ tăng cường xã giữ chức danh và không giữ chức danh, đảng viên giới thiệu sinh hoạt chi bộ bản không ngại khó khăn, vất vả, bám sát chức năng, nhiệm vụ, địa bàn cơ sở; giữ mối quan hệ chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Từ đó, góp phần xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới; sát cánh cùng với đồng bào các dân tộc vươn lên trong hành trình xóa đói nghèo, làm cho vùng biên cương Tổ quốc thêm đổi mới.
Thiếu tá Võ Doãn Lân tích cực tham mưu, đề xuất các giải pháp củng cố xây dựng hệ thống chính trị cơ sở tại địa phương. ẢNh: Võ Dung - TTXVN |
Lấy dân làm gốc, miệng nói tay làm
Một ngày cuối tháng 8, từ trung tâm thành phố Đồng Hới chúng tôi vượt quảng đường gần 100km lên với đồng bào xã biên giới Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Thượng Trạch là một xã miền núi rẻo cao nghèo khó của huyện Bố Trạch. Nơi đây có đường biên giới dài 54 km; có 545 hộ/2.478 khẩu, 98% là đồng bào dân tộc Ma Coong, tỷ lệ hộ nghèo 87,63%. Những năm qua, cấp ủy chính quyền các cấp đã quan tâm đầu tư phát triển trên các lĩnh vực cho địa phương nhưng Thượng Trạch vẫn còn rất nhiều khó khăn về kinh tế xã hội và hệ thống chính trị. Đến đây, chúng tôi mới thấu hiểu được cái thiếu thốn, vất vả, gian nan và những hy sinh thầm lặng của những cán bộ, chiến sỹ biên phòng công tác nơi biên cương Tổ quốc.
Thiếu tá Võ Doãn Lân- người lính mang quân hàm xanh nhiều năm liền gắn bó với miền biên giới tỉnh Quảng Bình nhiệt tình đón chúng tôi trong cái bắt tay thắm tình quân dân. Thiếu tá Lân kể, năm 2010, anh nhận nhiệm vụ mới ở Đồn Biên phòng Cồn Roàng, xã Thượng Trạch. Năm 2011, đề án "Tăng cường cán bộ bộ đội Biên phòng về làm Phó Bí thư Đảng ủy xã; đảng viên tham gia sinh hoạt tại một số chi bộ bản phía Tây của tỉnh" được triển khai, anh được bố trí làm Phó Bí thư Đảng ủy xã phụ trách cơ sở tại xã Thượng Trạch. Thời điểm đó, các chi bộ của xã hầu như không sinh hoạt, không có nghị quyết; nhiều thôn, bản trắng về đảng viên. Cán bộ xã chưa thành thạo đọc viết tiếng Việt, việc tổ chức sinh hoạt Đảng cũng hạn chế. Các tổ chức đoàn thể hoạt động chưa nề nếp, đời sống dân trí thấp kém, lạc hậu…
Bao khó khăn bộn bề của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng sự bỡ ngỡ trong công việc những ngày đầu nhận nhiệm vụ khiến Võ Doãn Lân nhiều đêm trăn trở, nghĩ suy tìm cách để phát huy tốt hơn vai trò của cán bộ biên phòng tăng cường xã. Thiếu tá Võ Doãn Lân chia sẻ: “Khó khăn bao nhiêu càng thôi thúc tôi quyết tâm, cố gắng xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, nâng cao chất lượng đời sống cho đồng bào, quyết giữ vững chủ quyền biên giới của Tổ quốc, hoàn thành nhiệm vụ được giao”.
Được sự quan tâm của Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh, huyện ủy Bố Trạch và cấp ủy chính quyền địa phương, qua một thời gian nghiên cứu tài liệu, học hỏi kinh nghiệm và xông xáo, lăn lộn thực tiễn, Thiếu tá Lân dần quen với công việc và trọng trách của mình. “Lấy dân làm gốc”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”, “miệng nói tay làm” là phương châm sống và công tác của người lính biên phòng Võ Doãn Lân trong hơn tám năm đảm trách cương vị Phó Bí thư Đảng ủy xã Thượng Trạch.
Ở cương vị mới, anh chủ động bám sát, nắm chắc tình hình địa phương, làm tốt công tác tham mưu, đề xuất các giải pháp củng cố, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở. Điểm nổi bật là xây dựng được hệ thống quy chế, kế hoạch làm việc, đổi mới lề lối, tác phong công tác nghiêm túc, các hoạt động dần được định hướng có nề nếp. Bên cạnh đó, anh còn quan tâm chăm lo nâng cao chất lượng cán bộ, đảng viên, phát triển đảng viên mới; tạo dựng mối quan hệ đoàn kết, gắn bó, đồng thuận giữa chính quyền, nhân dân và Đồn Biên phòng đóng quân trên địa bàn; chú trọng công tác vận động, tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; xây dựng nền biên phòng toàn dân gắn với nền quốc phòng – an ninh vững mạnh, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới.
Ngoài giờ làm việc, Thiếu tá Võ Doãn Lân cũng dành thời gian gần gũi, tìm hiểu phong tục, tập quán của người dân địa phương; vận động đồng bào bài trừ các hủ tục lạc hậu, bỏ thói quen uống rượu, chăm lo lao động sản xuất, hạn chế đốt nương làm rẫy. Anh cũng hướng dẫn, động viên bà con trồng rừng, trồng lúa, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, vận động con em đến trường học cái chữ; đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, an ninh trật tự trên địa bàn.
Đến nay, toàn xã đã xóa được bản trắng đảng viên; thành lập mới 13 chi bộ, nâng số chi bộ lên 22 chi bộ; có 212 đảng viên (105 đảng viên là người dân tộc). Cấp ủy đã bước đầu đào tạo được nguồn cán bộ kế cận. Các tập tục lạc hậu được xóa bỏ; xuất hiện các mô hình kinh tế hiệu quả như trồng rừng keo tràm, cao su, chăn nuôi trâu bò, lợn rừng... Đặc biệt, trồng gần 1 ha lúa nước, 8 ha cao su, hơn 100 ha tràm hoa vàng và trên 5 ha mít Thái, hồ tiêu phát triển. Cơ sở hạ tầng mặc dù còn thiếu thốn nhưng hệ thống điện-đường-trường-trạm được quan tâm đầu tư xây dựng. Chất lượng giáo dục, sức khỏe và đời sống văn hóa của đồng bào được chăm lo, cải thiện, an ninh trật tự được giữ vững…
Chủ tịch UBND xã Thượng Trạch Đinh Hợp phấn khởi cho hay: “Từ ngày có cán bộ biên phòng Võ Doãn Lân tăng cường cho địa phương, bộ mặt nông thôn khởi sắc từng ngày. Thiếu tá Võ Doãn Lân không chỉ nói mà còn cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc; tích cực vận động và tiên phong, gương mẫu thực hiện các công việc từ cuốc đất, trồng cây đến đóng cọc rào bản, tham mưu đề xuất giải pháp xây dựng hệ thống chính trị cơ sở. Giờ đây, Thiếu tá Võ Doãn Lân không chỉ là người cán bộ mẫu mực mà còn là người con ruột thịt, được đồng bào tin yêu và quý mến”.
Phát huy vai trò “cán bộ xã mang quân hàm xanh”
Các cán bộ biên phòng được lựa chọn về tăng cường các xã biên giới đều có nhiều năm công tác trong các tổ, đội công tác của các Đồn Biên phòng và có kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng, vận động quần chúng... Nhờ đó, phát huy tốt tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với công tác; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương; xây đắp mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền, nhân dân và biên phòng ngày càng gắn bó vững chắc. Uy tín và vai trò của Bộ đội Biên phòng với địa phương, các ngành càng được khẳng định và nâng cao.
Thiếu tá Võ Doãn Lân chia sẻ: Ngoài thực hiện tốt chức năng cán bộ tăng cường còn phải thực hiện tốt nhiệm vụ công tác biên phòng, tự mình giáo dục, rèn luyện kỷ luật với tham gia xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, đơn vị vững mạnh toàn diện. Điều quan trọng là mỗi cán bộ biên phòng tăng cường phải có phong cách lối sống gần gũi với nhân dân, sâu sát cơ sở, am hiểu địa bàn, phong tục tập quán của đồng bào; giữ vững phẩm chất đạo đức của người cán bộ, đảng viên, người lính “Bộ đội Cụ Hồ”; xứng đáng là chỗ dựa tin cậy, vững chắc của cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân biên giới.
Phó Bí thư Đảng ủy xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (áo xanh, bên trái). Ảnh: Võ Dung - TTXVN |
Ông Phan Văn Gòn, Bí thư Huyện ủy huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đánh giá: Đội ngũ cán bộ biên phòng tỉnh tăng cường về cơ sở, tiêu biểu trong đó có Thiếu tá Võ Doãn Lân đã trực tiếp giúp xã củng cố, kiện toàn tổ chức đảng, bồi dưỡng quần chúng ưu tú, phát triển đảng viên mới; giúp địa phương xây dựng quy chế làm việc; đưa các chế độ sinh hoạt, công tác của cán bộ, tổ chức đi vào nề nếp, chất lượng. Thời gian qua, huyện cũng tích cực chỉ đạo, tạo điều kiện, phối hợp tốt để đảm bảo hoạt động, phát huy vai trò của cán bộ biên phòng. Tuy nhiên, điều kiện công tác của cán bộ biên phòng tại cơ sở gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Vì vậy, tỉnh cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ về lương, phụ cấp và các vấn đề liên quan để cán bộ biên phòng yên tâm công tác.
Quảng Bình có đường biên giới đất liền dài 201,8km và bờ biển dài 116,2km. Đến nay, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã bố trí 4 cán bộ tăng cường giữ chức danh Phó Bí thư Đảng ủy xã; 36 cán bộ, đảng viên tăng cường tham gia sinh hoạt tại 36 chi bộ thôn, bản các xã biên giới, trong đó có 14 cán bộ giữ chức Phó bí thư chi bộ. Các xã biên giới không có bản trắng đảng viên, thôn bản không có tổ chức đảng. Cán bộ biên phòng tỉnh tăng cường đã tham gia củng cố, kiện toàn trên 200 tổ chức đảng, chính quyền; hơn 60 chi hội Phụ nữ, trên 50 hội Nông dân và hơn 80 Chi đoàn; kết nạp hơn 400 đảng viên mới…
Thượng tá Đinh Xuân Hùng, Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng Quảng Bình khẳng định: Tăng cường cán bộ biên phòng về cơ sở là một chủ trương phù hợp với thực tiễn ở địa bàn biên giới khó khăn. Phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, các cán bộ tăng cường xã giữ chức danh và không giữ chức danh, đảng viên giới thiệu sinh hoạt chi bộ bản không ngại khó khăn, vất vả, bám sát chức năng, nhiệm vụ, địa bàn cơ sở; giữ mối quan hệ chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Từ đó, góp phần xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới; sát cánh cùng với đồng bào các dân tộc vươn lên trong hành trình xóa đói nghèo, làm cho vùng biên cương Tổ quốc thêm đổi mới.
Võ Dung