Chương Mỹ phát triển nghề mây tre giang đan gắn với Chương trình OCOP

Huyện Chương Mỹ (Hà Nội) hiện có 142 hợp tác xã, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thuộc 32 xã, thị trấn chuyên sản xuất và kinh doanh sản phẩm mây tre giang đan.
Huyện Chương Mỹ (Hà Nội) hiện có 142 hợp tác xã, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thuộc 32 xã, thị trấn chuyên sản xuất và kinh doanh sản phẩm mây tre giang đan.

Chương Mỹ là huyện dẫn đầu Hà Nội về số lượng làng nghề với 175 làng nghề truyền thống và làng có nghề, trong đó nhóm nghề về mây tre giang đan chiếm tới 90% tổng số làng nghề của huyện. Đây là điều kiện thuận lợi để Chương Mỹ phát triển nghề mây tre giang đan gắn với thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”…

Chương Mỹ phát triển nghề mây tre giang đan gắn với Chương trình OCOP ảnh 1Huyện Chương Mỹ (Hà Nội) hiện có 142 hợp tác xã, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thuộc 32 xã, thị trấn chuyên sản xuất và kinh doanh sản phẩm mây tre giang đan.

Huyện Chương Mỹ hiện có 142 hợp tác xã, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thuộc 32 xã, thị trấn chuyên sản xuất và kinh doanh sản phẩm mây tre giang đan. Giai đoạn 2015-2020, doanh thu của 142 đơn vị này bình quân đạt 125 tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương.

Chương Mỹ phát triển nghề mây tre giang đan gắn với Chương trình OCOP ảnh 2Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tĩnh, Giám đốc Công ty TNHH mây tre đan Việt Quang giới thiệu sản phẩm mây tre đan.

Nghề mây tre giang đan phát triển bậc nhất ở Chương Mỹ phải kể đến xã Phú Nghĩa. Phú Nghĩa hiện có 90% số hộ làm nghề mây tre đan với hàng trăm tổ hợp, cơ sở sản xuất, công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên xuất khẩu các mặt hàng mây tre đan. Bên cạnh xã Phú Nghĩa, huyện còn một số xã như: Trung Hòa, Đông Phương Yên, Trường Yên, Đông Sơn… cũng có nghề mây tre giang đan phát triển, trong đó 33 làng thuộc các xã này đã được công nhận là làng nghề thủ công truyền thống.

Chương Mỹ phát triển nghề mây tre giang đan gắn với Chương trình OCOP ảnh 3Từ những nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên như mây, tre, giang… thông qua bàn tay, bộ óc sáng tạo của người thợ mây tre đan Chương Mỹ đã tạo ra các sản phẩm có tính thẩm mỹ và phong cách hiện đại.

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Trung, Hội trưởng Hội doanh nghiệp mây tre đan huyện Chương Mỹ cho biết: Với tiềm năng, thế mạnh phát triển nghề mây tre giang đan, Chương Mỹ có điều kiện thuận lợi để thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Những năm gần đây, các nghệ nhân, thợ giỏi làng nghề đã không ngừng sáng tạo mẫu mã sản phẩm OCOP từ mây tre giang để tạo ra các sản phẩm thủ công đảm bảo chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật. Hiện tại, sản phẩm OCOP mây tre đan Phú Vinh đã được xuất khẩu sang hàng chục nước trên thế giới và được các du khách đến từ Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Đức, Tây Ban Nha… rất ưa thích.

Chương Mỹ phát triển nghề mây tre giang đan gắn với Chương trình OCOP ảnh 4Chương trình OCOP góp phần hỗ trợ các làng nghề mây tre giang đan của huyện Chương Mỹ tạo thêm được nhiều chỗ làm việc mới, tạo điều kiện cho lao động nông thôn tăng thu nhập, ổn định và cải thiện đời sống.
Chương Mỹ phát triển nghề mây tre giang đan gắn với Chương trình OCOP ảnh 5Công đoạn xịt sơn và giữ màu cho sản phẩm.
Chương Mỹ phát triển nghề mây tre giang đan gắn với Chương trình OCOP ảnh 6Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tĩnh, Giám đốc Công ty TNHH mây tre đan Việt Quang ở làng nghề Phú Vinh, xã Phú Nghĩa chia sẻ: Chương trình OCOP đã thu hút sự tham gia của các nghệ nhân mây tre giang đan có tay nghề cao ở huyện Chương Mỹ, không chỉ góp phần gìn giữ, phát triển nghề truyền thống mà còn đem đến sự mới lạ, độc đáo cho từng sản phẩm.

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tĩnh, Giám đốc Công ty TNHH mây tre đan Việt Quang ở làng nghề Phú Vinh, xã Phú Nghĩa chia sẻ: Năm 2018, sau khi tham gia thực tế về hiệu quả của dự án OCOP tại tỉnh Chiềng Mai (Thái Lan), anh đã mạnh dạn tham gia vào Chương trình OCOP của thành phố Hà Nội. Hiện tại, sau hơn 03 năm thực hiện Chương trình OCOP, Công ty TNHH mây tre đan Việt Quang đã có gần 20 sản phẩm được thành phố Hà Nội đánh giá phân hạng 3 sao, 4 sao như: Bộ đèn đan vảy rồng, bát bộ ba, khay để hoa quả...

Chương Mỹ phát triển nghề mây tre giang đan gắn với Chương trình OCOP ảnh 7Nét đặc trưng trong sản phẩm mây tre giang đan Chương Mỹ là hình dáng tuy đơn giản, mộc mạc nhưng kỹ thuật sản xuất lại rất tinh xảo.
Chương Mỹ phát triển nghề mây tre giang đan gắn với Chương trình OCOP ảnh 8Những năm vừa qua, huyện Chương Mỹ đã triển khai tuyên truyền người dân tham gia các lớp tập huấn xây dựng sản phẩm OCOP, thúc đẩy xúc tiến thương mại, quảng bá Chương trình OCOP để tìm đầu ra cho sản phẩm.

Chương trình OCOP đã thu hút sự tham gia của các nghệ nhân mây tre giang đan có tay nghề cao ở huyện Chương Mỹ, không chỉ góp phần gìn giữ, phát triển nghề truyền thống mà còn đem đến sự mới lạ, độc đáo cho từng sản phẩm. Chương trình OCOP đã tạo động lực cho các làng nghề mây tre giang đan từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là với làng nghề Phú Vinh, nơi sản xuất các sản phẩm OCOP có những nét đặc trưng riêng về xiên mây, đan tết các loại hoa văn đặc sắc mà ở các làng nghề khác không có.

Chương Mỹ phát triển nghề mây tre giang đan gắn với Chương trình OCOP ảnh 9Các sản phẩm mây tre đan Chương Mỹ được thiết kế có chiều sâu văn hóa Việt, hình dáng cách điệu đơn giản, mộc mạc.
Chương Mỹ phát triển nghề mây tre giang đan gắn với Chương trình OCOP ảnh 10Theo Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tĩnh, Giám đốc Công ty TNHH mây tre đan Việt Quang ở làng nghề Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP muốn đạt sao phải qua tuyển chọn rất kỹ về kỹ thuật đan cũng như cách đóng gói sản phẩm.

Chương trình OCOP góp phần hỗ trợ các làng nghề mây tre giang đan của huyện Chương Mỹ tạo thêm được nhiều chỗ làm việc mới, tạo điều kiện cho lao động nông thôn tăng thu nhập, ổn định và cải thiện đời sống. Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tĩnh chia sẻ thêm: “Trước thời điểm dịch COVID-19, doanh thu của công ty đạt hơn 1 tỷ đồng/tháng, giúp giải quyết việc làm ổn định cho 15 lao động địa phương với thu nhập bình quân từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng”.

Chương Mỹ phát triển nghề mây tre giang đan gắn với Chương trình OCOP ảnh 11Sản phẩm mây tre đan của Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tĩnh được thành phố Hà Nội công nhận đạt 4 sao trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Chương Mỹ phát triển nghề mây tre giang đan gắn với Chương trình OCOP ảnh 12Sản phẩm mây tre đan của Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tĩnh được thành phố Hà Nội công nhận đạt 4 sao trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Chương Mỹ phát triển nghề mây tre giang đan gắn với Chương trình OCOP ảnh 13Sản phẩm mây tre đan của Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tĩnh được thành phố Hà Nội công nhận đạt 4 sao trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Chương Mỹ phát triển nghề mây tre giang đan gắn với Chương trình OCOP ảnh 14Một góc trưng bày sản phẩm tại Xưởng sản xuất của Công ty TNHH mây tre đan Việt Quang.

Ông Nguyễn Đình Hoa, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Chương Mỹ thông tin: Những năm vừa qua, Chương Mỹ đã đẩy mạnh triển khai sản phẩm OCOP tại các làng nghề mây tre đan xã Phú Nghĩa, phấn đấu được thành phố công nhận đạt OCOP; thường xuyên tuyên truyền người dân tham gia các lớp tập huấn xây dựng sản phẩm OCOP; khuyến khích đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy xúc tiến thương mại, quảng bá Chương trình OCOP để tìm đầu ra cho sản phẩm…

Chương Mỹ phát triển nghề mây tre giang đan gắn với Chương trình OCOP ảnh 15Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Trung, Hội trưởng Hội doanh nghiệp mây tre đan huyện Chương Mỹ cho biết: Với tiềm năng, thế mạnh phát triển nghề mây tre giang đan, Chương Mỹ có điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Nguyễn Việt

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm