Báo cáo với Chủ tịch Quốc hội, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hơn 20 năm qua nhà trường đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, là đơn vị đầu tiên chủ động tiên phong đổi mới đào tạo, nơi đầu tiên trong cả nước mở hệ cử nhân và kỹ sư tài năng.
Trường áp dụng phương thức đào tạo mới (CDIO), cùng thực hiện tốt việc kiểm định chất lượng cấp cơ sở giáo dục, kiểm định các chương trình ở tất cả các trường thành viên theo các bộ tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, trong 5 năm qua trường đã có 18.827 bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế, trong nước và các hội nghị.
Đặc biệt, năm 2018, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cùng với Đại học Quốc gia Hà Nội đã trở thành hai đại học đầu tiên của Việt Nam đứng vào top 1.000 đại học xuất sắc nhất thế giới do Tổ chức xếp hạng QS (Quacquarelli Symonds World University Rankings - Anh) công bố. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 6 trường đại học, 1 viện nghiên cứu, 1 khoa trực thuộc.
Sau khi lắng nghe các ý kiến phát biểu của lãnh đạo nhà trường, các thầy cô giáo, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gửi lời chúc tốt đẹp và lời chào thân ái đến toàn thể các thầy giáo, cô giáo và toàn thể sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nhân mùa khai trường.
Đánh giá mô hình Đại học Quốc gia được xem là lá cờ đầu của hệ thống giáo dục đại học, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm sâu sắc và đầu tư có trọng điểm vào Đại học Quốc gia và sẽ tiếp tục chỉ đạo, đi cùng với quá trình phát triển của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học quy tụ hơn 1.200 tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư và các thế hệ sinh viên tài năng là một tài sản quý giá không thể đo lường bằng các thước đo vật chất thông thường. Đây chính là nguồn vốn, là nội lực và cũng là động lực thúc đẩy sự nghiệp nghiên cứu khoa học và đào tạo của đất nước.
Khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là khu đô thị đại học đầu tiên của cả nước với quy hoạch tương đối hoàn chỉnh đã được định hình trên phạm vi hơn 600 ha với hệ thống các trường đại học, viện nghiên cứu và các trung tâm hỗ trợ, phục vụ, như: ký túc xá xã hội hóa hiện đại có sức chứa đến 60.000 sinh viên đáp ứng hoàn toàn nhu cầu học tập của sinh viên không chỉ ở Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mà cho cả sinh viên của thành phố.
Cho rằng, thành quả sau 23 năm cũng chính là những khởi đầu, là nền tảng để Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhanh, mạnh và bền vững trong những năm tới, Chủ tịch Quốc hội mong Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng đội ngũ thầy cô giáo tích cực học tập, rèn luyện, có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động sáng tạo trong giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục để đào tạo ra các thế hệ sinh viên của Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là những người trí thức trẻ tài năng, có kiến thức, sáng tạo, có kỹ năng nghề nghiệp để lập nghiệp.
Trường cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, để Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh xứng đáng là một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh cần tiếp tục xây dựng và sớm hoàn thành Khu đô thị Đại học đầu tiên của cả nước, hoàn thiện cơ sở vật chất cho đào tạo, nghiên cứu khoa học, sinh hoạt và làm việc của sinh viên và thầy cô giáo. "Hình thành một môi trường Đại học kiểu mẫu để đào tạo và hình thành người công dân trẻ, trí thức mới của đất nước. Khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (cùng với Khu công nghệ cao, Làng văn hóa các dân tộc) tại cửa ngõ của thành phố, trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, sẽ không chỉ là của Đại học quốc gia mà còn là một trung tâm văn hóa - khoa học có sức lan tỏa ra cả vùng và của cả vùng", Chủ tịch Quốc hội nói.
Đối với các kiến nghị của trường, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, sau 23 năm Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động và với những thành tựu đã đạt được, có thể khẳng định việc thành lập Đại học quốc gia là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước.
Mô hình Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam và xu thế tự chủ đại học, phát triển giáo dục đại học, đã được xã hội thừa nhận và được luật hóa tại Luật Giáo dục đại học năm 2012 và tiếp tục được khẳng định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học dự kiến được thông qua tại kỳ họp thứ 6 tới đây của Quốc hội. Điều này khẳng định việc tổ chức hoạt động của “Đại học quốc gia” là phù hợp và đến nay đã trở thành thương hiệu, với tầm ảnh hưởng rộng lớn trong xã hội.
* Cam kết của Nhà nước trong phát triển đại học
Chiều cùng ngày, nói chuyện với đông đảo sinh viên nhà trường, Chủ tịch Quốc hội nêu bật tầm quan trọng của Giáo dục đại học trong kỷ nguyên của kinh tế tri thức và toàn cầu hóa, thời đại công nghiệp 4.0. Đứng trước giai đoạn này, tất cả các nước đều nhìn lại việc tổ chức giáo dục đại học của mình. Đối với Việt Nam, tự chủ đại học như là một trong những giải pháp để giúp cho các trường đại học của Việt Nam chuẩn hóa và hội nhập quốc tế.
Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề, để phát huy được vai trò, nhiệm vụ của mình, thì hệ thống giáo dục đại học cần phải được hoạt động trong một hệ thống quản lý nhà nước hoàn chỉnh và ở đó các trường đại học cũng phải có trách nhiệm đóng góp vào việc hoàn chỉnh của hệ thống. Xuất phát từ quan điểm đó, Chủ tịch Quốc hội đã chia sẻ với toàn thể các sinh viên một số vấn đề mang tính gợi mở về vai trò của các trường đại học trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
Theo Chủ tịch Quốc hội, sự cam kết của Nhà nước trong giáo dục đại học thời gian qua đã thể hiện một ý chí chính trị mạnh mẽ có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của nền giáo dục, trong đó có giáo dục đại học. Cùng với nhiều quyết sách, việc xây dựng hai Đại học quốc gia và một số đại học trọng điểm là một thể hiện cụ thể tầm nhìn và cam kết của nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đại học.
Chủ tịch Quốc hội đã đề cập đến hai nội dung liên quan đến giáo dục đại học, trong đó có quan điểm hiện nay của quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học, đó là phát triển năng lực tự chủ của hệ thống giáo dục đại học và vai trò của đại học trong tham gia vào xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Chủ tịch Quốc hội cũng đặt vấn đề: “Làm sao có thể tạo ra một môi trường giáo dục đại học phát triển, với các trường đại học đủ điều kiện theo những chuẩn mực quốc tế, thì vai trò tốt nhất của Nhà nước không phải là kiểm soát mà là xác lập các nguyên tắc đúng đắn và giám sát việc thực hiện những nguyên tắc ấy. Nếu môi trường quản lý không tạo điều kiện để các trường đại học có đủ không gian sáng tạo, một mức độ tự chủ cần thiết, thì hoạt động của các trường sẽ hết sức khó khăn, và như vậy sẽ không đáp ứng được nhu cầu của xã hội”.
Trong vài năm gần đây, sự ra đời quá nhiều trường đại học đã khiến dư luận bày tỏ sự lo ngại về chất lượng. Thực tế này cũng đặt ra vấn đề phải nhìn lại việc quản lý. Từ đó, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, tự chủ đại học hoàn toàn không có nghĩa là thả nổi hay buông lỏng quản lý. Tự chủ đại học phải gắn chặt với cơ chế giải trình, trách nhiệm minh bạch. Sự minh bạch về trách nhiệm sẽ buộc các cơ sở đào tạo phải tồn tại bằng chất lượng thay vì bằng những giải pháp mang tính ngắn hạn.
Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, tiếp tục triển khai thực hiện các quan điểm, mục tiêu của Đại hội XII của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị.
Trong bối cảnh hiện nay, đổi mới nền giáo dục nước ta nói chung và giáo dục đại học nói riêng, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Muốn thực hiện được những điều đó, cần tập trung vào việc đổi mới tư duy giáo dục hiện nay “gắn với xây dựng xã hội học tập”; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; hệ thống giáo dục được chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế.
Từ yêu cầu đó, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, các cấp, các ngành, trước hết là Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Đại học Quốc gia, các trường Đại học trọng điểm, cần có sự thay đổi một cách mạnh mẽ về tư duy trong tổ chức giáo dục đại học, cho phép các cơ sở giáo dục đại học được đặt ra các tiêu chuẩn tuyển sinh và chịu trách nhiệm với người học bằng chính “uy tín” đào tạo của mình, cho phép hình thành nhiều mô hình đào tạo đại học khác nhau, kiểm soát chặt chẽ “đầu ra” của mỗi cơ sở đào tạo để bảo đảm chất lượng chung…; đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình và phương pháp dạy học theo hướng hội nhập quốc tế.
Chủ tịch Quốc hội nhận định, Giáo dục đại học Việt Nam đang ở trong tình thế cần có sự đột phá mạnh mẽ về chất lượng. Thuận lợi đang có là nhận thức và ý chí chính trị của Nhà nước nhằm đạt được mục tiêu này.
Quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra cũng là một nhân tố quan trọng giúp giáo dục đại học Việt Nam tiếp thu những kinh nghiệm và thành tựu của các nước nhằm rút ngắn khoảng cách.
Môi trường giáo dục đại học phát triển với nhiều đại học đỉnh cao sẽ mang lại lợi ích lớn lao cho đất nước bằng cách khích lệ hệ thống giáo dục đại học đào tạo ra những con người ưu tú, những nhà khoa học xuất sắc để đem lại những thay đổi và tiến bộ quan trọng cho xã hội...
Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội đã trực tiếp trả lời một số câu hỏi của sinh viên trong trường về sự cần thiết của việc học đi đôi với hành, cùng với học tập trong nhà trường thì việc tự nghiên cứu khoa học, tìm hiểu, bổ sung kiến thức chung, cũng như tìm hiểu đời sống kinh tế-xã hội, trang bị kiến thức pháp luật, rèn luyện nhân cách... là rất cần thiết đối với mỗi sinh viên; trao đổi về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến sinh viên…/.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao tặng học bổng cho các sinh viên nghèo vượt khó của trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi suất trị giá 10 triệu đồng. Ảnh: Trọng Đức – TTXVN |
Trường áp dụng phương thức đào tạo mới (CDIO), cùng thực hiện tốt việc kiểm định chất lượng cấp cơ sở giáo dục, kiểm định các chương trình ở tất cả các trường thành viên theo các bộ tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, trong 5 năm qua trường đã có 18.827 bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế, trong nước và các hội nghị.
Đặc biệt, năm 2018, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cùng với Đại học Quốc gia Hà Nội đã trở thành hai đại học đầu tiên của Việt Nam đứng vào top 1.000 đại học xuất sắc nhất thế giới do Tổ chức xếp hạng QS (Quacquarelli Symonds World University Rankings - Anh) công bố. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 6 trường đại học, 1 viện nghiên cứu, 1 khoa trực thuộc.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ghi sổ lưu niệm tại trường Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN |
Sau khi lắng nghe các ý kiến phát biểu của lãnh đạo nhà trường, các thầy cô giáo, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gửi lời chúc tốt đẹp và lời chào thân ái đến toàn thể các thầy giáo, cô giáo và toàn thể sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nhân mùa khai trường.
Đánh giá mô hình Đại học Quốc gia được xem là lá cờ đầu của hệ thống giáo dục đại học, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm sâu sắc và đầu tư có trọng điểm vào Đại học Quốc gia và sẽ tiếp tục chỉ đạo, đi cùng với quá trình phát triển của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với các sinh viên trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN |
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học quy tụ hơn 1.200 tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư và các thế hệ sinh viên tài năng là một tài sản quý giá không thể đo lường bằng các thước đo vật chất thông thường. Đây chính là nguồn vốn, là nội lực và cũng là động lực thúc đẩy sự nghiệp nghiên cứu khoa học và đào tạo của đất nước.
Khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là khu đô thị đại học đầu tiên của cả nước với quy hoạch tương đối hoàn chỉnh đã được định hình trên phạm vi hơn 600 ha với hệ thống các trường đại học, viện nghiên cứu và các trung tâm hỗ trợ, phục vụ, như: ký túc xá xã hội hóa hiện đại có sức chứa đến 60.000 sinh viên đáp ứng hoàn toàn nhu cầu học tập của sinh viên không chỉ ở Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mà cho cả sinh viên của thành phố.
Cho rằng, thành quả sau 23 năm cũng chính là những khởi đầu, là nền tảng để Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhanh, mạnh và bền vững trong những năm tới, Chủ tịch Quốc hội mong Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng đội ngũ thầy cô giáo tích cực học tập, rèn luyện, có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động sáng tạo trong giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục để đào tạo ra các thế hệ sinh viên của Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là những người trí thức trẻ tài năng, có kiến thức, sáng tạo, có kỹ năng nghề nghiệp để lập nghiệp.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN |
Trường cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, để Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh xứng đáng là một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh cần tiếp tục xây dựng và sớm hoàn thành Khu đô thị Đại học đầu tiên của cả nước, hoàn thiện cơ sở vật chất cho đào tạo, nghiên cứu khoa học, sinh hoạt và làm việc của sinh viên và thầy cô giáo. "Hình thành một môi trường Đại học kiểu mẫu để đào tạo và hình thành người công dân trẻ, trí thức mới của đất nước. Khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (cùng với Khu công nghệ cao, Làng văn hóa các dân tộc) tại cửa ngõ của thành phố, trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, sẽ không chỉ là của Đại học quốc gia mà còn là một trung tâm văn hóa - khoa học có sức lan tỏa ra cả vùng và của cả vùng", Chủ tịch Quốc hội nói.
Đối với các kiến nghị của trường, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, sau 23 năm Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động và với những thành tựu đã đạt được, có thể khẳng định việc thành lập Đại học quốc gia là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước.
Mô hình Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam và xu thế tự chủ đại học, phát triển giáo dục đại học, đã được xã hội thừa nhận và được luật hóa tại Luật Giáo dục đại học năm 2012 và tiếp tục được khẳng định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học dự kiến được thông qua tại kỳ họp thứ 6 tới đây của Quốc hội. Điều này khẳng định việc tổ chức hoạt động của “Đại học quốc gia” là phù hợp và đến nay đã trở thành thương hiệu, với tầm ảnh hưởng rộng lớn trong xã hội.
* Cam kết của Nhà nước trong phát triển đại học
Chiều cùng ngày, nói chuyện với đông đảo sinh viên nhà trường, Chủ tịch Quốc hội nêu bật tầm quan trọng của Giáo dục đại học trong kỷ nguyên của kinh tế tri thức và toàn cầu hóa, thời đại công nghiệp 4.0. Đứng trước giai đoạn này, tất cả các nước đều nhìn lại việc tổ chức giáo dục đại học của mình. Đối với Việt Nam, tự chủ đại học như là một trong những giải pháp để giúp cho các trường đại học của Việt Nam chuẩn hóa và hội nhập quốc tế.
Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề, để phát huy được vai trò, nhiệm vụ của mình, thì hệ thống giáo dục đại học cần phải được hoạt động trong một hệ thống quản lý nhà nước hoàn chỉnh và ở đó các trường đại học cũng phải có trách nhiệm đóng góp vào việc hoàn chỉnh của hệ thống. Xuất phát từ quan điểm đó, Chủ tịch Quốc hội đã chia sẻ với toàn thể các sinh viên một số vấn đề mang tính gợi mở về vai trò của các trường đại học trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
Theo Chủ tịch Quốc hội, sự cam kết của Nhà nước trong giáo dục đại học thời gian qua đã thể hiện một ý chí chính trị mạnh mẽ có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của nền giáo dục, trong đó có giáo dục đại học. Cùng với nhiều quyết sách, việc xây dựng hai Đại học quốc gia và một số đại học trọng điểm là một thể hiện cụ thể tầm nhìn và cam kết của nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đại học.
Chủ tịch Quốc hội đã đề cập đến hai nội dung liên quan đến giáo dục đại học, trong đó có quan điểm hiện nay của quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học, đó là phát triển năng lực tự chủ của hệ thống giáo dục đại học và vai trò của đại học trong tham gia vào xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Chủ tịch Quốc hội cũng đặt vấn đề: “Làm sao có thể tạo ra một môi trường giáo dục đại học phát triển, với các trường đại học đủ điều kiện theo những chuẩn mực quốc tế, thì vai trò tốt nhất của Nhà nước không phải là kiểm soát mà là xác lập các nguyên tắc đúng đắn và giám sát việc thực hiện những nguyên tắc ấy. Nếu môi trường quản lý không tạo điều kiện để các trường đại học có đủ không gian sáng tạo, một mức độ tự chủ cần thiết, thì hoạt động của các trường sẽ hết sức khó khăn, và như vậy sẽ không đáp ứng được nhu cầu của xã hội”.
Trong vài năm gần đây, sự ra đời quá nhiều trường đại học đã khiến dư luận bày tỏ sự lo ngại về chất lượng. Thực tế này cũng đặt ra vấn đề phải nhìn lại việc quản lý. Từ đó, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, tự chủ đại học hoàn toàn không có nghĩa là thả nổi hay buông lỏng quản lý. Tự chủ đại học phải gắn chặt với cơ chế giải trình, trách nhiệm minh bạch. Sự minh bạch về trách nhiệm sẽ buộc các cơ sở đào tạo phải tồn tại bằng chất lượng thay vì bằng những giải pháp mang tính ngắn hạn.
Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, tiếp tục triển khai thực hiện các quan điểm, mục tiêu của Đại hội XII của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị.
Trong bối cảnh hiện nay, đổi mới nền giáo dục nước ta nói chung và giáo dục đại học nói riêng, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Muốn thực hiện được những điều đó, cần tập trung vào việc đổi mới tư duy giáo dục hiện nay “gắn với xây dựng xã hội học tập”; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; hệ thống giáo dục được chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế.
Từ yêu cầu đó, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, các cấp, các ngành, trước hết là Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Đại học Quốc gia, các trường Đại học trọng điểm, cần có sự thay đổi một cách mạnh mẽ về tư duy trong tổ chức giáo dục đại học, cho phép các cơ sở giáo dục đại học được đặt ra các tiêu chuẩn tuyển sinh và chịu trách nhiệm với người học bằng chính “uy tín” đào tạo của mình, cho phép hình thành nhiều mô hình đào tạo đại học khác nhau, kiểm soát chặt chẽ “đầu ra” của mỗi cơ sở đào tạo để bảo đảm chất lượng chung…; đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình và phương pháp dạy học theo hướng hội nhập quốc tế.
Chủ tịch Quốc hội nhận định, Giáo dục đại học Việt Nam đang ở trong tình thế cần có sự đột phá mạnh mẽ về chất lượng. Thuận lợi đang có là nhận thức và ý chí chính trị của Nhà nước nhằm đạt được mục tiêu này.
Quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra cũng là một nhân tố quan trọng giúp giáo dục đại học Việt Nam tiếp thu những kinh nghiệm và thành tựu của các nước nhằm rút ngắn khoảng cách.
Môi trường giáo dục đại học phát triển với nhiều đại học đỉnh cao sẽ mang lại lợi ích lớn lao cho đất nước bằng cách khích lệ hệ thống giáo dục đại học đào tạo ra những con người ưu tú, những nhà khoa học xuất sắc để đem lại những thay đổi và tiến bộ quan trọng cho xã hội...
Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội đã trực tiếp trả lời một số câu hỏi của sinh viên trong trường về sự cần thiết của việc học đi đôi với hành, cùng với học tập trong nhà trường thì việc tự nghiên cứu khoa học, tìm hiểu, bổ sung kiến thức chung, cũng như tìm hiểu đời sống kinh tế-xã hội, trang bị kiến thức pháp luật, rèn luyện nhân cách... là rất cần thiết đối với mỗi sinh viên; trao đổi về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến sinh viên…/.
Hoàng Thị Hoa
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN