“TIẾP SỨC” CON EM ĐẾN TRƯỜNG
Năm 2009, gia đình chị Nguyễn Thị Hiến, ở thôn 9, xã Quảng Khê (Đắk Glong) được vay 16 triệu đồng cho 2 con là sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng ở thành phố Hồ Chí Minh. Cuộc sống lúc ấy còn quá nhiều vất vả nên đồng vốn được vay đúng lúc đã giúp gia đình chị vượt qua khó khăn.
Chị Hiến nhớ lại: Năm đó, gia đình tôi có 2 cháu, một cháu đang học Đại học Xây dựng năm thứ 2, một cháu học cao đẳng. Thu nhập cả gia đình chỉ trông chờ vào 5 sào rẫy, chăn nuôi vài con lợn. Hai vợ chồng có cố gắng đi làm thuê cũng chẳng được 7 đến 8 triệu đồng mỗi tháng để cho các cháu ăn học. Thế rồi, giữa năm 2008, gia đình được tiếp cận chương trình vay vốn học sinh, sinh viên nên mới có điều kiện cho các con theo đuổi nghiệp học hành. Bây giờ, các cháu đã ra trường, có việc làm ổn định nên gia đình đã từng bước trả nợ ngân hàng theo cam kết.
Còn gia đình bà Trương Thị Nghiên ở thôn Nam Xuân, xã Nam Đà (Krông Nô), cũng nhờ có nguồn vốn vay của chương trình này để nuôi các con ăn học.
Bà Nghiên xúc động nói: Sở dĩ để các cháu vẫn theo học được tại các trường chuyên nghiệp như ngày hôm nay là nhờ được vay vốn từ Phòng Giao dịch NHCSXH huyện. Giờ đã qua giai đoạn khó khăn rồi, cháu út đã học xong ra trường và đi làm ở Hà Nội, có tiền gửi về để tôi trả hết nợ ngân hàng.
Theo Ban giảm nghèo xã Nam Đà thì nhằm tạo điều kiện cho các cháu được tiếp tục học tập ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, khi có chính sách của Nhà nước, địa phương đã tổ chức hội nghị tuyên truyền sâu rộng từ đội ngũ cán bộ xã đến các thôn, xóm, từng hộ dân để mọi người nắm bắt được chính sách.
Xã đã chỉ đạo các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) thực hiện ủy thác cho vay vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, cũng như thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc sử dụng vốn. Vì vậy, từ khi triển khai cho vay đến nay, toàn xã đã có hơn 200 hộ đang vay vốn học sinh, sinh viên với tổng dư nợ gần 3 tỷ đồng.
NỖ LỰC GIẢI NGÂN NGUỒN VỐN
Theo ông Phạm Hòa, Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Krông Nô thì hiện tại, chương trình cho vay học sinh, sinh viên trên địa bàn toàn huyện thực hiện được gần 39,5 tỷ đồng, với gần 1.800 lượt hộ gia đình có học sinh, sinh viên được vay vốn.
Thời gian qua, để đảm bảo nguồn vốn kịp thời cho học sinh, sinh viên nghèo, đơn vị đã phối hợp với các cấp hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh… củng cố, kiện toàn các tổ TK&VV. Việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định, xét duyệt cho vay, từ đó, đảm bảo đúng đối tượng, cũng như kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay đúng mục đích cũng được Phòng Giao dịch triển khai hiệu quả.
Ông Bùi Thái Hòa, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh cho biết, nhờ sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành, tổ chức đoàn thể, nhà trường với NHCSXH nên việc triển khai chương trình trong những năm qua luôn đạt mục tiêu đề ra. Tính đến thời điểm này, tổng dư nợ đối với chương trình cho vay học sinh, sinh viên trên toàn tỉnh hơn 230 tỷ đồng, với 10.860 hộ có con em là học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi được tiếp cận vốn.
Ông Hòa cho biết thêm, trong năm học mới 2015-2016, theo dự kiến, toàn tỉnh sẽ có rất nhiều học sinh, sinh viên vay vốn để phục vụ học tập. Hiện tại, Chi nhánh đã chỉ đạo các phòng giao dịch tham mưu cho UBND các huyện, thị xã, trên cơ sở đó phối hợp với các xã, phường rà soát nhu cầu vay của học sinh, sinh viên để tiến hành việc bình xét cho vay.
Để đảm bảo tiến độ giải ngân và kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn, Chi nhánh sẽ phối hợp với UBND các huyện, thị xã thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng, giúp các hộ cần vay hiểu rõ chương trình. Đối với những gia đình có con em học sinh, sinh viên vay vốn, các hộ phải khẩn trương đôn đốc sinh viên, chuẩn bị các thủ tục và gửi về cho các TK&VV trên địa bàn để có cơ sở giải ngân vốn kịp thời phục vụ học tập.
Năm 2009, gia đình chị Nguyễn Thị Hiến, ở thôn 9, xã Quảng Khê (Đắk Glong) được vay 16 triệu đồng cho 2 con là sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng ở thành phố Hồ Chí Minh. Cuộc sống lúc ấy còn quá nhiều vất vả nên đồng vốn được vay đúng lúc đã giúp gia đình chị vượt qua khó khăn.
Chị Hiến nhớ lại: Năm đó, gia đình tôi có 2 cháu, một cháu đang học Đại học Xây dựng năm thứ 2, một cháu học cao đẳng. Thu nhập cả gia đình chỉ trông chờ vào 5 sào rẫy, chăn nuôi vài con lợn. Hai vợ chồng có cố gắng đi làm thuê cũng chẳng được 7 đến 8 triệu đồng mỗi tháng để cho các cháu ăn học. Thế rồi, giữa năm 2008, gia đình được tiếp cận chương trình vay vốn học sinh, sinh viên nên mới có điều kiện cho các con theo đuổi nghiệp học hành. Bây giờ, các cháu đã ra trường, có việc làm ổn định nên gia đình đã từng bước trả nợ ngân hàng theo cam kết.
Còn gia đình bà Trương Thị Nghiên ở thôn Nam Xuân, xã Nam Đà (Krông Nô), cũng nhờ có nguồn vốn vay của chương trình này để nuôi các con ăn học.
Bà Nghiên xúc động nói: Sở dĩ để các cháu vẫn theo học được tại các trường chuyên nghiệp như ngày hôm nay là nhờ được vay vốn từ Phòng Giao dịch NHCSXH huyện. Giờ đã qua giai đoạn khó khăn rồi, cháu út đã học xong ra trường và đi làm ở Hà Nội, có tiền gửi về để tôi trả hết nợ ngân hàng.
Cán bộ Phòng giao dịch NHCSXH huyện Krông Nô làm thủ tục giải ngân vốn chương trình học sinh, sinh viên cho các hộ gia đình |
Xã đã chỉ đạo các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) thực hiện ủy thác cho vay vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, cũng như thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc sử dụng vốn. Vì vậy, từ khi triển khai cho vay đến nay, toàn xã đã có hơn 200 hộ đang vay vốn học sinh, sinh viên với tổng dư nợ gần 3 tỷ đồng.
NỖ LỰC GIẢI NGÂN NGUỒN VỐN
Theo ông Phạm Hòa, Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Krông Nô thì hiện tại, chương trình cho vay học sinh, sinh viên trên địa bàn toàn huyện thực hiện được gần 39,5 tỷ đồng, với gần 1.800 lượt hộ gia đình có học sinh, sinh viên được vay vốn.
Thời gian qua, để đảm bảo nguồn vốn kịp thời cho học sinh, sinh viên nghèo, đơn vị đã phối hợp với các cấp hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh… củng cố, kiện toàn các tổ TK&VV. Việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định, xét duyệt cho vay, từ đó, đảm bảo đúng đối tượng, cũng như kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay đúng mục đích cũng được Phòng Giao dịch triển khai hiệu quả.
Ông Bùi Thái Hòa, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh cho biết, nhờ sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành, tổ chức đoàn thể, nhà trường với NHCSXH nên việc triển khai chương trình trong những năm qua luôn đạt mục tiêu đề ra. Tính đến thời điểm này, tổng dư nợ đối với chương trình cho vay học sinh, sinh viên trên toàn tỉnh hơn 230 tỷ đồng, với 10.860 hộ có con em là học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi được tiếp cận vốn.
Ông Hòa cho biết thêm, trong năm học mới 2015-2016, theo dự kiến, toàn tỉnh sẽ có rất nhiều học sinh, sinh viên vay vốn để phục vụ học tập. Hiện tại, Chi nhánh đã chỉ đạo các phòng giao dịch tham mưu cho UBND các huyện, thị xã, trên cơ sở đó phối hợp với các xã, phường rà soát nhu cầu vay của học sinh, sinh viên để tiến hành việc bình xét cho vay.
Để đảm bảo tiến độ giải ngân và kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn, Chi nhánh sẽ phối hợp với UBND các huyện, thị xã thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng, giúp các hộ cần vay hiểu rõ chương trình. Đối với những gia đình có con em học sinh, sinh viên vay vốn, các hộ phải khẩn trương đôn đốc sinh viên, chuẩn bị các thủ tục và gửi về cho các TK&VV trên địa bàn để có cơ sở giải ngân vốn kịp thời phục vụ học tập.
Báo Đắc Nông