Châu Đốc ngày nay. Ảnh: An Hiếu |
Dấu ấn 5 năm
Châu Đốc có diện tích tự nhiên trên 10.500 ha, dân số hơn 127.000 người, bao gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó có các dân tộc như: Khmer, Chăm, Hoa... Với trên 16 km đường biên giới tiếp giáp huyện Praychusa (Vương quốc Campuchia), là đầu mối của 4 cửa khẩu quốc tế và quốc gia: Tịnh Biên, Vĩnh Xương (thị xã Tân Châu), Khánh Bình, Vĩnh Hội Đông (huyện An Phú), Châu Đốc trở thành cửa ngõ giao thương quan trọng của tỉnh An Giang cũng như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với Vương quốc Campuchia và các nước Đông Nam Á.
Nghề đan lưới đem lại thu nhập đáng kể cho bà con Khmer sinh sống ở xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc. Ảnh: An Hiếu |
Sau 5 năm được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh An Giang, Châu Đốc đã thực sự chuyển mình, trở thành đơn vị cấp huyện đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới. Toàn thành phố hiện chỉ còn 191 hộ nghèo và hơn 780 hộ cận nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều. Để có được kết quả này, những năm qua, Châu Đốc đã đầu tư 610 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp 15 công trình các loại, phục vụ đời sống người dân. Công tác y tế, giáo dục được quan tâm đầu tư với 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế; 25/35 trường đạt chuẩn quốc gia... Đời sống được nâng lên, người dân tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
Khám chữa bệnh cho người dân tại Trạm y tế xã Vĩnh Tế .Ảnh: An Hiếu |
Là thành phố trẻ, giàu tiềm năng, Châu Đốc thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đến tìm hiểu cơ hội và đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Châu Đốc cũng đang quy hoạch tổng thể khu trung tâm thương mại, khu du lịch cáp treo núi Sam…, tất cả đang tạo nên quy mô và tầm vóc của một thành phố du lịch trọng điểm quốc gia.
Trường mẫu giáo Vĩnh Tế đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, hàng năm chăm sóc và giáo dục cho khoảng 200 trẻ có độ tuổi từ 3 - 5 tuổi.Ảnh: An Hiếu |
Xây dựng thành phố thân thiện
Châu Đốc hiện sở hữu nhiều di tích nổi tiếng như: miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, lăng ông Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An, chùa Phước Điền... cùng hàng trăm cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp với các mặt hàng khô, mắm truyền thống. Với tiềm năng này, Châu Đốc hiện đón trên 4 triệu lượt du khách trong nước và quốc tế mỗi năm. Năm 2018, chỉ tính 6 tháng đầu năm, Châu Đốc đã đón trên 4,1 triệu lượt khách, doanh thu từ các hoạt động du lịch đạt gần 3.397 tỷ đồng.
Khu du lịch quốc gia Núi Sam được đầu tư phát triển với mục tiêu đến năm 2030 trở thành trung tâm du lịch văn hóa tâm linh. Ảnh: An Hiếu |
Miếu Bà Chúa Xứ là di tích lịch sử cấp quốc gia, mỗi năm thu hút khoảng 4 triệu lượt khách đến tham quan, hành hương. Ảnh: An Hiếu |
Du khách tham quan Nhà trưng bày cổ vật tại Lăng Thoại Ngọc Hầu nằm trong quần thể Khu du lịch quốc gia Núi Sam.Ảnh: An Hiếu |
Hàng năm, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được tổ chức trang trọng từ ngày 23 - 27/4 (âm lịch), trong đó ngày vía chính là ngày 25. Ảnh: An Hiếu |
Ông Trần Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Châu Đốc cho biết, xác định du lịch văn hóa tâm linh là sản phẩm đặc trưng và là tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội, Châu Đốc đang triển khai dự án Khu du lịch Văn hóa tâm linh Bà Chúa Xứ với tổng kinh phí 486 tỷ đồng, gồm các hạng mục công trình phục vụ du khách như: đền, chùa, khu vui chơi giải trí, nhà hàng, hệ thống cáp treo...
"Thành phố Châu Đốc phấn đấu xây dựng đô thị theo hướng tăng trưởng xanh, là thành phố du lịch thân thiện vì con người, đồng thời đẩy mạnh khai thác lợi thế, tiềm năng địa phương để phát triển nhanh thương mạidịch vụ - du lịch" Ông Trần Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Châu Đốc (An Giang). Ảnh: An Hiếu |
Song song với việc phát triển du lịch tâm linh, Châu Đốc tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, chú trọng đầu tư khai thác các tuyến, điểm du lịch trọng điểm của thành phố. Châu Đốc cũng chủ trương phát triển du lịch hành hương khám phá, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, theo đó ưu tiên một số dự án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng nhằm giữ chân du khách… Đồng thời, thành phố tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các địa phương trong tỉnh và các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL để khai thác tiềm năng du lịch tâm linh; từng bước hình thành các tour du lịch liên hoàn, hấp dẫn; phấn đấu thu hút lượng khách tham quanChủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Châu Đốc cho biết, xác định du lịch văn hóa tâm linh là sản phẩm đặc trưng và là tiềm hàng năm tăng 5 - 10%, đạt khoảng 6,5 triệu lượt khách vào năm 2020…
Du khách tham quan Vườn sinh thái Út Cưng ở xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc bằng xuồng. Ảnh: An Hiếu |
Nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian như: múa rồng, múa lân... được tổ chức trong dịp lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thu hút đông đảo người xem. Ảnh: An Hiếu |
Cũng theo ông Trần Quốc Tuấn, để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Châu Đốc đặt mục tiêu đến năm 2020, phấn đấu trở thành thành phố thương mại - du lịch văn minh hiện đại, thân thiện, gắn với tăng trưởng xanh.
Công Mạo - Yến Thanh - An Hiếu