Diện tích gai xanh quá thời gian thu hoạch cũng bị sâu bệnh,thân úa vàng, ra hoa, ra quả.Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Khó khăn trong phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, đến tháng 11/2023, toàn tỉnh đã trồng được khoảng 1.000 ha cây gai xanh, tập trung nhiều nhất tại các huyện Cẩm Thủy hơn 413 ha, huyện Thạch Thành 108 ha, Bá Thước hơn 91 ha... Thế nhưng, đến thời điểm này đã có trên 200 ha gai xanh bị phá bỏ chuyển đổi sang cây trồng khác, thậm chí có nhiều huyện diện tích cây gai bị thu hẹp nhanh chóng như: Huyện Thạch Thành có 108 ha nhưng đã có 78,3 ha bị phá bỏ; huyện Cẩm Thuỷ trồng được hơn 400 ha nhưng có 50 ha bị phá bỏ; huyện Lang Chánh trồng được 60 ha nhưng cũng chỉ còn trên 10 ha; huyện Yên Định có tổng diện tích 10,2 ha nhưng đã phá bỏ hoàn toàn.
Vỏ cây gai xanh được phơi sau khi tuốt. Ảnh: Nguyễn Cường - TTXVN

Cây gai xanh - hướng đi mới ở vùng cao Sơn La

Với tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, nhiều loại cây trồng mới đã xuất hiện trên đồng đất vùng cao tỉnh Sơn La bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế và thay đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp. Trong số đó, gai xanh là một trong những cây trồng đang được nhân rộng tại nhiều địa phương ở Sơn La, kỳ vọng về hướng đi mới trong phát triển kinh tế, giảm nghèo cho người dân.
Sản xuất cây gai xanh làm nguyên liệu cho ngành dệt may ở phía Bắc

Sản xuất cây gai xanh làm nguyên liệu cho ngành dệt may ở phía Bắc

Chiều 6/5, tại huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hoá, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa và Tập đoàn An Phước đã phối hợp tổ chức Hội thảo phát triển sản xuất cây gai xanh làm nguyên liệu chế biến sợi phục vụ ngành dệt may tại một số tỉnh phía Bắc.
Trồng cây gai xanh giúp nông dân miền núi Cẩm Thủy thoát nghèo

Trồng cây gai xanh giúp nông dân miền núi Cẩm Thủy thoát nghèo

Với mục tiêu giúp nhân dân nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, năm 2016, UBND tỉnh Thanh Hóa ra quyết định cho phép Công ty cổ phần đầu tư phát triển sản xuất, xuất nhập khẩu An Phước thực hiện dự án xây dựng nhà máy sản xuất sợi dệt, kết hợp phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy. Dự án này có quy mô khoảng 1.000 tỷ, khi nhà máy xây xong sẽ thu mua nguyên liệu cây gai xanh (Ramie) trên 14 huyện, qua đó giúp ngành dệt may nước ta chủ động về nguyên liệu, tạo nên các loại vải cao cấp để xuất khẩu.