Tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên có quần thể cây chè cổ thụ với tuổi đời hàng trăm năm. Để làm sáng tỏ nguồn gốc, giá trị của giống chè, chính quyền tỉnh và các nhà khoa học đang tích cực tìm hiểu, nghiên cứu, bảo tồn, phát triển nguồn gen chè cổ, mở ra hành trình gìn giữ, phát huy giá trị của giống chè quý hiếm này trên mảnh đất “Đệ nhất danh trà”.
Phong trào nông dân thi đua phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ và xuất hiện nhiều tấm gương làm kinh tế giỏi. Điển hình là ông Kim Văn Tân với mô hình trồng, sản xuất chè, kết hợp cung ứng vật tư nông nghiệp cho cây chè, đem lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Có diện tích chè Shan tuyết lớn hàng đầu của cả nước, Yên Bái được các nhà khoa học đánh giá là một trong những vùng đất thủy tổ của cây chè, mang nhiều nguồn gen quý hiếm, với hương vị chè đặc trưng không nơi nào có được. Bảo tồn và phát triển bền vững cây chè Shan tuyết có ý nghĩa cấp thiết, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào vùng cao.
Nhằm góp phần giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân, tỉnh Lai Châu đã đẩy mạnh chuyển đổi một số diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây chè. Sau nhiều năm bén rẽ trên mảnh đất Lai Châu, cây chè đã từng bước khẳng định vị thế và trở thành cây trồng mũi nhọn của địa phương.
Sáng 8/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thái Nguyên tổ chức hội thảo khoa học đề xuất giải pháp phát triển cây chè bền vững giai đoạn sau năm 2020. Hội thảo có sự tham dự của đại diện các hội thành viên, các sở, ban, ngành, các nhà khoa học và một số đơn vị, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm chè trên địa bàn tỉnh.
Năm 2021, tỉnh Yên Bái đã giao cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh thực hiện đề tài khoa học “Thử nghiệm trồng cây mắc ca tại các huyện phía Tây tỉnh Yên Bái” để đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cây mắc ca khi thử nghiệm trồng với 2 phương thức trồng thuần và trồng xen trên đồi chè, tại 3 huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải với tổng diện tích 12 ha, với sự tham gia của 10 hộ gia đình.
Tại đề án “Nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cây chè và thương hiệu sản phẩm trà Thái Nguyên, giai đoạn 2017- 2020”, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu đạt chất lượng an toàn sản phẩm cho 100% diện tích chè trong quy hoạch sản xuất theo hướng VietGAP, sản xuất chè theo hướng an toàn, hữu cơ.
Trong nhiều năm qua, cây chè đang là một trong những cây trồng mũi nhọn, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập kinh tế cho người dân tại xã miền núi Yên Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An).
Nhờ điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng thích hợp cho phát triển cây chè, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên hiện đang tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ để đưa cây chè trở thành thế mạnh kinh tế, đóng góp tích cực vào xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn với mục tiêu đến năm 2020 ổn định diện tích chè hơn 6.300 ha, sản lượng đạt 68.000 tấn chè búp tươi/năm.
Nhờ điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp, những năm gần đây, chè đã trở thành cây trồng chủ lực của nhiều hộ dân ở huyện Đình Lập (Lạng Sơn), góp phần xóa đói, giảm nghèo, từng bước làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện có trên 2.500 ha chè với sản lượng chè búp tươi hàng năm trên 25.000 tấn và năng suất bình quân trên 110 tạ/ha. Nếu như trước đây, chè Định Hóa thường sử dụng làm nguyên liệu sản xuất chè đen xuất khẩu thì hiện tại, người trồng chè ở Định Hóa đang dần chuyển dịch sang thâm canh các loại chè giống mới, chè đặc sản, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu sản xuất chè xanh đặc sản có giá trị kinh tế cao. Cây chè đã trở thành loại cây trồng chủ lực giúp người dân vùng chiến khu ATK Định Hóa xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu, sớm hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Phú Thọ là một trong 4 tỉnh có diện tích chè đứng đầu cả nước với hơn 16.000 ha và là một trong 4 tỉnh có sản lượng chè sản xuất ra lớn nhất toàn quốc. Tại hầu hết các địa phương trong tỉnh, cây chè đã mang lại thu nhập khá và giải quyết việc làm cho nhiều người dân, góp phần làm thay đổi cuộc sống của người dân nơi đây.
Hai em: học sinh Phạm Thị Nguyệt Hằng, lớp 12 chuyên Tiếng Anh và Phạm Mỹ Huyền, lớp 12 chuyên Vật Lý, Trường THPT Chuyên Tuyên Quang đã nghiên cứu tổng hợp thành công vật liệu quang xúc tác Nano bạc trên nền ti tan đi - ô - xít dạng ống (Ag/Ag2O@TiO2 nanotube). đẻ xử lý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên cây chè.
Yên Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang, nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc: Mông, Dao, Tày, Sán Dìu, La Chí..., sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp và cây công nghiệp, trong đó cây chè giữ vai trò chủ đạo trong đời sống kinh tế.
Những năm gần đây, cây chè ở Lai Châu giữ vai trò chủ lực trong quá trình tái cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Không chỉ giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động là người dân tộc thiểu số, người dân vùng tái định cư thủy điện…, cây chè còn góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.