Lão nông với hành trình 20 năm xây hàng trăm cây cầu nông thôn

Lão nông với hành trình 20 năm xây hàng trăm cây cầu nông thôn

Ông Nguyễn Văn Bé Hai (71 tuổi) ở xã Tân Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp ăn nên làm ra với nghề sản xuất lúa giống và được người dân địa phương gọi là Hai Lúa. Từ năm 2004 đến nay, ông Hai Lúa tích cực tham gia công tác từ thiện xã hội, nổi bật là ông đã đóng góp và vận động các nhà hảo tâm gần xa ủng hộ kinh phí để xây dựng hơn 300 cây cầu nông thôn ở trong và ngoài địa phương, giúp việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa thuận lợi.

Những cây cầu gỡ “nút thắt” giao thông tại các thôn, bản khó khăn

Những cây cầu gỡ “nút thắt” giao thông tại các thôn, bản khó khăn

Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 55/NQ-HĐND, ngày 20/11/2020 của HĐND tỉnh về việc thông qua Đề án Bê tông hóa đường giao thông nông thôn và xây dựng cầu trên đường giao thông nông thôn, giai đoạn 2021 - 2025, hệ thống giao thông nông thôn ở miền núi Tuyên Quang đã có những đổi thay rõ rệt. Cùng với hàng trăm km đường giao thông nông thôn được bê tông hóa, 77 cây cầu mới được xây dựng đã tăng cường kết nối hệ thống giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, phục vụ sản xuất, giao thương hàng hóa
Nguy cơ tai nạn rất dễ xảy ra nếu bất cẩn khi đi qua cầu. Ảnh: Nguyễn Việt Dũng-TTXVN

Yên Bái: Người dân mong mỏi có cây cầu kiên cố bắc qua suối Nậm

Cây cầu tạm làm bằng những thanh tre, nứa, nối từ tuyến đường tỉnh lộ 173 qua suối Nậm đi vào thôn Quăn 4, xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) đã tồn tại hơn nửa thế kỷ. Hàng năm, người dân trong thôn vẫn đều đặn đóng góp tiền của và ngày công để làm lại cầu mỗi khi xảy ra lũ trên suối Nậm, năm ít thì 1 lần, năm nhiều đến 3 lần để làm cầu tạm đi lại. Mong mỏi có một cây cầu kiên cố để đi lại thuận lợi và ít rủi ro là nguyện vọng chính đáng của người dân nơi đây.
Nghi thức cắt băng khánh thành cầu Diên Trường. Ảnh: Phước Ngọc- TTXVN

Quảng Ngãi: Đưa vào sử dụng cây cầu tại vùng thường xuyên bị cô lập do mưa lũ

Ngày 14/6, UBND thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) phối hợp với Hội Cựu sinh viên khoa Xây dựng khóa 1996, Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ bàn giao và đưa vào sử dụng cầu Diên Trường ở thôn Diên Trường, xã Phổ Khánh. Cây cầu mới này sẽ giúp hơn 300 hộ dân trong xã thuận tiện hơn trong việc đi lại, không phải chịu cảnh chia cắt, cô lập mỗi khi mùa mưa lũ đổ về.
Người vận động xây bảy cây cầu giúp dân nghèo huyện miền núi Định Quán

Người vận động xây bảy cây cầu giúp dân nghèo huyện miền núi Định Quán

Định Quán là huyện miền núi khó khăn của tỉnh Đồng Nai, đời sống người dân còn thiếu thốn, hệ thống giao thông kém phát triển. Để di chuyển, nhiều nơi, người dân phải dùng ván gỗ bắc qua sông, suối nhỏ. Vào mùa mưa, những cây cầu tạm này tiềm ẩn nhiều nguy cơ, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Khoảng 5 năm trở lại đây, ông Nguyễn Ngọc Sơn (56 tuổi, ngụ xã Gia Canh, huyện Định Quán) đã đứng ra vận động các nhà hảo tâm góp sức, xây dựng 7 cây cầu kiên cố bằng bê tông. Những cây cầu tạm dần được xóa bỏ, việc đi lại của người dân cũng thuận lợi, an toàn hơn.
Xuân Lũng cần lắm một cây cầu cứng

Xuân Lũng cần lắm một cây cầu cứng

Muốn vào thôn Xuân Lũng, xã Bình Trung, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, người dân phải qua một cây cầu nổi duy nhất được ghép bằng nhiều mảng tre, nứa. Tuy nằm sát tuyến quốc lộ 1B, nhưng thôn Xuân Lũng vẫn biệt lập với bên ngoài bởi ba mặt bao quanh là dòng sông Kỳ Cùng, sau lưng là núi đá.
Những cây cầu thanh niên nối nhịp bờ vui

Những cây cầu thanh niên nối nhịp bờ vui

Từ nguồn hỗ trợ của Chính phủ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng các công trình cầu nông thôn tại những vùng khó khăn. Những cây cầu thanh niên này đã giúp người dân đi lại được an toàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.