Ngày 28/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1708/QĐ-TTg dừng thực hiện Quyết định số 990/QĐ-TTg ngày 18/6/2014 về việc thí điểm cho hộ nông dân góp vốn cổ phần bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp để hợp tác đầu tư thực hiện dự án phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Trải qua 13 năm bén rễ trên vùng đất biên giới Lai Châu với biết bao thăng trầm, đến nay cây cao su đã khẳng định được vị thế của mình trong phát triển kinh tế địa phương. Từng bước giúp bà con các dân tộc trên địa bàn ổn định cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và thay đổi diện mạo các bản làng vùng cao.
Do ảnh hưởng của bão số 9, hơn 1.500 ha cây cao su đang thời kỳ khai thác mủ tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên – Huế bị đổ gãy gây thiệt hại lớn, khiến bà con nông dân điêu đứng.
Sau hơn 8 năm trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Công ty cổ phần Cao su Yên Bái đã cạo mủ và khai thác 60 ha cao su tại hai huyện Văn Chấn và Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Sau những lần khai thác cho thấy, bước đầu cây cao su đem lại năng suất và chất lượng mủ tương đối tốt, góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người dân địa phương.
Ở Việt Nam cây cao su được di thực vào năm 1897, được trồng tại hai điểm: một ở vườn thí nghiệm Suối Dầu - Nha Trang của bác sĩ Yersin, và một ở vườn thí nghiệm Ông Yệm, Lai Khê - Bến Cát - Bình Dương. Đến thập niên 1920, cao su phát triển thành đồn điền tại các khu vực xung quanh Sài Gòn - Gia Định, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.
Hiện nay chu kỳ khai thác mủ cây cao su rút xuống còn 20 năm, nhờ có giống mới tiến bộ và áp dụng Khoa học kỹ thuật nên cho năng suất cao, sản lượng vẫn đạt 35-40 tấn/ha.
Trồng và phát triển cây cao su là một chủ trương lớn của Chính phủ và của tỉnh Lai Châu nhằm tạo ra bước đột phá trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn.