|
Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Tùng (ảnh), Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) về các giải pháp để phát triển mạnh mẽ tổ chức trung gian trong thời gian tới.
Hiện nay, kết quả nghiên cứu của các Viện, trường đạt hiệu quả cao nhưng việc kết nối với các doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, Bộ KHCN đã hỗ trợ thế nào để thúc đẩy đưa nghiên cứu vào sản xuất?
Việc chuyển giao kết quả nghiên cứu vào cuộc sống, ra ngoài sản xuất hay tới doanh nghiệp, rất khó khăn và chậm. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học khi nghiên cứu xong không bắt buộc phải chuyển giao ra thực tiễn. Việc chuyển giao chỉ được thực hiện khi có điều kiện thuận lợi hoặc có đơn vị, tổ chức nào tìm đến thì làm, do vậy, cần phải xuất hiện nhiều mô hình các tổ chức trung gian.
Các tổ chức trung gian tư vấn, môi giới, xúc tiến chuyển giao công nghệ để công nghệ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Chính nhờ các tổ chức trung gian thì việc kết nối chuyển giao giữa các nhà khoa học và doanh nghiệp được thực hiện. Các kết quả nghiên cứu sẽ được các tổ chức trung gian chuyển giao đưa đến doanh nghiệp. Việc chuyển giao thông qua các tổ chức trung gian cũng đưa các nhà khoa học và các nhà doanh nghiệp gần nhau hơn vì hai đối tượng này thường không có cách nhìn chung, giống nhau.
Thực tế, có nhà khoa học trong quá trình nghiên cứu cho rằng công nghệ của mình phải đáng giá 10 - 20 tỷ đồng thì mới chuyển giao, nhưng doanh nghiệp lại không đồng ý và cho rằng, công nghệ này tính theo thành phẩm chỉ đáng giá 1 - 2 tỷ đồng. Do vậy hai bên không có tiếng nói chung.Tổ chức trung gian tư vấn, môi giới và xúc tiến chuyển giao công nghệ sẽ giúp các đối tượng gần lại với nhau và đi đến thỏa thuận để việc chuyển giao có giá trị thích hợp. Nhà khoa học và nhà doanh nghiệp qua định giá sẽ chấp nhận chuyển giao đưa kết quả nghiên cứu vào khu vực sản xuất kinh doanh. Do đó, việc phát triển hệ thống các đơn vị trung gian rất quan trọng và nếu phát triển được hệ thống này thì Bộ KHCN tin tưởng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động chuyển giao công nghệ trong nước thời gian tới.
Để tạo môi trường pháp lý cho việc kết nối doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu, Dự thảo Luật Chuyển giao công nghệ sửa đổi lần này đã hỗ trợ cho các tổ chức trung gian như thế nào, thưa Thứ trưởng?
Dự thảo Luật chuyển giao công nghệ (sửa đổi) có nhiều nội dung mới trên cơ sở đánh giá lại 20 năm thực hiện Luật Chuyển giao công nghệ. Các cơ quan quản lý nhận thấy, có những giai đoạn Việt Nam mong muốn tạo điều kiện và cơ chế mở để chuyển giao được nhiều công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc kích thích phát triển công nghệ trong nước, tăng cường chuyển giao công nghệ trong nước. Nhưng trong quá trình quản lý, việc tạo thuận lợi trong quá trình chuyển giao đồng nghĩa với việc kèm theo sự "dễ dãi” nên việc quản lý công nghệ nhập vào Việt Nam có những lúc bị "buông lỏng", có những dự án đầu tư được chuyển giao vào Việt Nam không phải công nghệ tốt, không phải công nghệ mới và không phải công nghệ hiện đại. Có dự án chuyển giao vào Việt Nam đã ảnh hưởng và gây tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Việc xây dựng Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) vẫn trên quan điểm tăng cường hoạt động chuyển giao công nghệ trong nước và từ nước ngoài vào Việt Nam cũng như từ Việt Nam ra nước ngoài nhưng phải quản lý tốt công nghệ chuyển giao để Việt Nam không trở thành bãi thải công nghệ. Đảm bảo Việt Nam phải có những công nghệ tốt để giúp quá trình sản xuất của các doanh nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng và có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới nhất là trong giai đoạn hiện nay Việt Nam đang hội nhập sâu với các nước.
Luật chuyển giao công nghệ đang thực hiện và Dự thảo Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) đều hỗ trợ cho việc hình thành, hoạt động và phát triển các tổ chức trung gian cho hoạt động công nghệ gọi là các tổ chức trung gian, môi giới, tư vấn chuyển giao công nghệ. Những quy định trong Luật cũng quy định tổ chức trung gian ra đời và cách thức hoạt động thế nào. Hy vọng sự hỗ trợ cho việc hình thành hệ thống các tổ chức trung gian sẽ tạo phong trào cho việc thúc đẩy chuyển giao công nghệ mạnh mẽ.
Việt Nam được đánh giá là năng lực hấp thụ công nghệ thấp, phải chăng do thiếu hệ thống tổ chức trung gian, Thứ trưởng đánh giá thế nào về điều này?
Việt Nam phải nghiêm túc đánh giá và nhìn nhận thực tế hấp thụ công nghệ. Đổi mới công nghệ là vấn đề cốt lõi để Việt Nam có thể nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về khoa học và công nghệ, góp phần đưa đất nước cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Đã đến lúc các doanh nghiệp phải thấy việc đổi mới công nghệ, đầu tư trang thiết bị, đào tạo đội ngũ cán bộ… là việc sống còn để tạo ra sản phẩm tốt, có khả năng cạnh tranh.
Để thúc đẩy chuyển giao công nghệ phải thay đổi từ cách tiếp cận, tổ chức thực hiện, nhà khoa học được doanh nghiệp đặt “đầu bài”, giải quyết bài toán xong chuyển giao lại cho doanh nghiệp. Cùng với đó, phải thay đổi cả về tư duy và giải quyết vấn đề về nhiệm vụ nghiên cứu từ các nhà khoa học, nhà quản lý đến những người làm chính sách.
Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Hiện nay, kết quả nghiên cứu của các Viện, trường đạt hiệu quả cao nhưng việc kết nối với các doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, Bộ KHCN đã hỗ trợ thế nào để thúc đẩy đưa nghiên cứu vào sản xuất?
Việc chuyển giao kết quả nghiên cứu vào cuộc sống, ra ngoài sản xuất hay tới doanh nghiệp, rất khó khăn và chậm. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học khi nghiên cứu xong không bắt buộc phải chuyển giao ra thực tiễn. Việc chuyển giao chỉ được thực hiện khi có điều kiện thuận lợi hoặc có đơn vị, tổ chức nào tìm đến thì làm, do vậy, cần phải xuất hiện nhiều mô hình các tổ chức trung gian.
Các tổ chức trung gian tư vấn, môi giới, xúc tiến chuyển giao công nghệ để công nghệ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Chính nhờ các tổ chức trung gian thì việc kết nối chuyển giao giữa các nhà khoa học và doanh nghiệp được thực hiện. Các kết quả nghiên cứu sẽ được các tổ chức trung gian chuyển giao đưa đến doanh nghiệp. Việc chuyển giao thông qua các tổ chức trung gian cũng đưa các nhà khoa học và các nhà doanh nghiệp gần nhau hơn vì hai đối tượng này thường không có cách nhìn chung, giống nhau.
Thực tế, có nhà khoa học trong quá trình nghiên cứu cho rằng công nghệ của mình phải đáng giá 10 - 20 tỷ đồng thì mới chuyển giao, nhưng doanh nghiệp lại không đồng ý và cho rằng, công nghệ này tính theo thành phẩm chỉ đáng giá 1 - 2 tỷ đồng. Do vậy hai bên không có tiếng nói chung.Tổ chức trung gian tư vấn, môi giới và xúc tiến chuyển giao công nghệ sẽ giúp các đối tượng gần lại với nhau và đi đến thỏa thuận để việc chuyển giao có giá trị thích hợp. Nhà khoa học và nhà doanh nghiệp qua định giá sẽ chấp nhận chuyển giao đưa kết quả nghiên cứu vào khu vực sản xuất kinh doanh. Do đó, việc phát triển hệ thống các đơn vị trung gian rất quan trọng và nếu phát triển được hệ thống này thì Bộ KHCN tin tưởng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động chuyển giao công nghệ trong nước thời gian tới.
Để tạo môi trường pháp lý cho việc kết nối doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu, Dự thảo Luật Chuyển giao công nghệ sửa đổi lần này đã hỗ trợ cho các tổ chức trung gian như thế nào, thưa Thứ trưởng?
Dự thảo Luật chuyển giao công nghệ (sửa đổi) có nhiều nội dung mới trên cơ sở đánh giá lại 20 năm thực hiện Luật Chuyển giao công nghệ. Các cơ quan quản lý nhận thấy, có những giai đoạn Việt Nam mong muốn tạo điều kiện và cơ chế mở để chuyển giao được nhiều công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc kích thích phát triển công nghệ trong nước, tăng cường chuyển giao công nghệ trong nước. Nhưng trong quá trình quản lý, việc tạo thuận lợi trong quá trình chuyển giao đồng nghĩa với việc kèm theo sự "dễ dãi” nên việc quản lý công nghệ nhập vào Việt Nam có những lúc bị "buông lỏng", có những dự án đầu tư được chuyển giao vào Việt Nam không phải công nghệ tốt, không phải công nghệ mới và không phải công nghệ hiện đại. Có dự án chuyển giao vào Việt Nam đã ảnh hưởng và gây tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Việc xây dựng Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) vẫn trên quan điểm tăng cường hoạt động chuyển giao công nghệ trong nước và từ nước ngoài vào Việt Nam cũng như từ Việt Nam ra nước ngoài nhưng phải quản lý tốt công nghệ chuyển giao để Việt Nam không trở thành bãi thải công nghệ. Đảm bảo Việt Nam phải có những công nghệ tốt để giúp quá trình sản xuất của các doanh nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng và có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới nhất là trong giai đoạn hiện nay Việt Nam đang hội nhập sâu với các nước.
Luật chuyển giao công nghệ đang thực hiện và Dự thảo Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) đều hỗ trợ cho việc hình thành, hoạt động và phát triển các tổ chức trung gian cho hoạt động công nghệ gọi là các tổ chức trung gian, môi giới, tư vấn chuyển giao công nghệ. Những quy định trong Luật cũng quy định tổ chức trung gian ra đời và cách thức hoạt động thế nào. Hy vọng sự hỗ trợ cho việc hình thành hệ thống các tổ chức trung gian sẽ tạo phong trào cho việc thúc đẩy chuyển giao công nghệ mạnh mẽ.
Việt Nam được đánh giá là năng lực hấp thụ công nghệ thấp, phải chăng do thiếu hệ thống tổ chức trung gian, Thứ trưởng đánh giá thế nào về điều này?
Việt Nam phải nghiêm túc đánh giá và nhìn nhận thực tế hấp thụ công nghệ. Đổi mới công nghệ là vấn đề cốt lõi để Việt Nam có thể nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về khoa học và công nghệ, góp phần đưa đất nước cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Đã đến lúc các doanh nghiệp phải thấy việc đổi mới công nghệ, đầu tư trang thiết bị, đào tạo đội ngũ cán bộ… là việc sống còn để tạo ra sản phẩm tốt, có khả năng cạnh tranh.
Để thúc đẩy chuyển giao công nghệ phải thay đổi từ cách tiếp cận, tổ chức thực hiện, nhà khoa học được doanh nghiệp đặt “đầu bài”, giải quyết bài toán xong chuyển giao lại cho doanh nghiệp. Cùng với đó, phải thay đổi cả về tư duy và giải quyết vấn đề về nhiệm vụ nghiên cứu từ các nhà khoa học, nhà quản lý đến những người làm chính sách.
Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!