Cánh đồng rong biển ở thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) đang vào thời điểm đẹp nhất trong năm. Khi thủy triều rút, rong biển xanh mướt hiện lên trên nền bãi rạn rộng hơn 500 m và kéo dài khoảng 4km, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đồng Chó Ngáp (cánh đồng rộng hàng nghìn ha trải dài trên 2 xã Ninh Thạnh Lợi và Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) được chọn làm Khu căn cứ Tỉnh ủy Bạc Liêu. Trước đây, khi nhắc đến đồng Chó Ngáp là nhắc đến cảnh nghèo nàn, lạc hậu. Nhưng giờ đây, gần nửa thế kỷ sau Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, "năn, lác" – những loài cỏ dại đã một thời ngự trị nơi này, đang nhường chỗ cho con tôm – cây lúa, những sản vật đã và đang đem đến cho người dân đời sống ấm no, sung túc.
Kiên Giang hiện có diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm 17,7% diện tích đất nông nghiệp toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nhờ thực hiện mô hình cánh đồng lớn, nông dân nơi đây đã đổi mới tư duy, cách làm, không để tình trạng "con trâu đi trước, cái cày theo sau"…
Niềm vui thu hoạch lúa mới ST24 đã về trên cánh đồng ở xã Lộc Khánh, huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Dù chỉ mới trồng vụ đầu tiên theo hướng hữu cơ, nhưng giống lúa mới đã mang lại hiệu quả ngoài mong đợi cho bà con dân tộc thiểu số.
Cuối tháng 7, đầu tháng 8 hàng năm là dịp hoa hướng dương nở rộ trên khắp các cánh đồng của tỉnh Tula, cách thủ đô Moskva (Nga) gần 200km về phía Nam. Cây hướng dương được người dân Nga trồng luân phiên trên những cánh đồng lớn với diện tích nhiều hecta để lấy hạt chế biến thức ăn, thân cây được sử dụng làm phân hữu cơ cho các cây trồng khác. Hoa hướng dương khi nở thường quay về hướng mặt trời mọc nên được người dân địa phương ví là "hoa mặt trời". Vẻ đẹp choáng ngợp của cả cánh đồng hoa vào vụ nở luôn thu hút du khách khắp nơi đổ về thưởng lãm.
Nông dân xã Buôn Chóah, huyện Krông Nô, một vùng trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh Đắk Nông, đang được mùa lúa Đông Xuân. So với năm trước, diện tích lúa đã tăng gần 20% và nông dân cũng trồng thí điểm thành công gần 100 ha lúa ST25, vốn được mệnh danh là “gạo ngon nhất thế giới”.
Từ đêm 13/6 đến rạng sáng 14/6, do chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục hướng Tây Bắc - Đông Nam đi qua Bắc Bộ nối với cơn bão số 1 trên biển Đông và kết hợp với tác động của vùng hội tụ gió trên cao hoạt động mạnh khiến Lào Cai có mưa, mưa rào và dông, nhiều địa phương có mưa to đến rất to. Trận mưa lớn đã gây ra lũ làm thiệt hại nhiều diện tích lúa, hoa màu và các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Hiện ở Hà Nội và cả nước đang trong thời gian thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19 nhưng trên những cánh đồng của Thủ đô vẫn có dáng dấp của người nông dân bên những luống rau, ruộng hoa, cung ứng sản phẩm an toàn cho mọi miền. Điều này cho thấy, sức sống của nông nghiệp trong mùa dịch thật là mạnh mẽ.
Mùa đông nước Nga vốn vô cùng khắc nghiệt với những trận bão tuyết, những ngày lạnh giá đến âm 20 - 30 độ C. Vào những ngày như vậy, nếu không có việc gì bắt buộc mọi người đều chỉ ở trong những căn nhà được sưởi ấm bằng nhiều cách. Thế nhưng, mùa đông nước Nga cũng tạo ra những thú vui cho người dân khi họ đi câu cá ngay trên mặt hồ, dưới những tầng băng đã được đục những lỗ nhỏ; đi trượt tuyết trong rừng, trên núi và nhiều thú vui khác, nhất là với trẻ em…
Mấy tuần gần đây, cánh đồng hoa cải rộng 7 ha ở xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa bắt đầu trổ hoa vàng rực, trở thành điểm tham quan, chụp hình của nhiều người dân và du khách gần xa. Điểm đặc biệt là du khách đến đây đều không phải trả tiền phí tham quan, chụp ảnh.
Tại Cộng hòa Séc ngành công nghiệp và du lịch rất phát triển nên tỷ trọng của ngành nông nghiệp chỉ chiếm hơn 2% GDP của nước này. Tuy nhiên, khí hậu, vị trí địa lý và địa hình của Cộng hòa Séc rất phù hợp để sản xuất nông nghiệp, kể cả trồng trọt lẫn chăn nuôi. Sản phẩm chính của ngành trồng trọt là lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch, yến mạch...
Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo mô hình cánh đồng lớn, năm 2016, tỉnh Tiền Giang có kế hoạch mở rộng diện tích theo mô hình này lên gần 7.560 ha, gần gấp đôi so với năm 2015, với sự tham gia của bà con nông dân tại 41 xã thuộc 9 huyện, thị trong tỉnh.
Những trà lúa đang trong giai đoạn sinh trưởng đã chết khô trên cánh đồng khô khốc, nứt nẻ cùng với những khuôn mặt buồn rười rượi của những người nông dân “một nắng hai sương”… là những gì chúng tôi thấy được khi đặt chân đến vùng sản xuất nông nghiệp của tỉnh Tiền Giang trong những ngày này.