Cầu phao Cẩm Vân, xã Cẩm Vân, huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng tới việc đi lại của người dân. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Cầu phao xuống cấp ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân vùng cao Cẩm Thủy

Nhiều năm qua, cây cầu phao bắc qua sông Mã nối xã Cẩm Vân với 7 xã phía Nam của huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng tới việc giao thương, sản xuất của người dân. Mong muốn của người dân nơi đây là Nhà nước sớm xây dựng một cây cầu cứng để nhân dân, học sinh đi lại thuận tiện, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại vùng cao.
Làng nghề miến dong Đồi Ao chạy đua làm hàng Tết

Làng nghề miến dong Đồi Ao chạy đua làm hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán 2025, do nhu cầu tiêu thụ tăng cao, các hộ làm miến dong Đồi Ao thuộc xã Cẩm Bình, huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đang chạy đua với thời gian để gấp rút cho ra những sản phẩm miến chất lượng nhất.

Các đại biểu thực hiện nghi thức công bố tuyến du lịch kết nối các huyện Yên Định, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy. Ảnh: Hoa Mai - TTXVN

Thanh Hóa công bố tuyến du lịch kết nối các điểm đến

Sáng 5/5, tại huyện Yên Định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức Lễ công bố tuyến du lịch kết nối các huyện Yên Định, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện kích cầu du lịch năm 2023 của tỉnh Thanh Hóa, nhằm giới thiệu tiềm năng du lịch và các điểm đến mới; đồng thời, tạo cơ hội để các địa phương trọng điểm du lịch trong tỉnh liên kết, hợp tác cùng phát triển du lịch bền vững.
Trồng cây gai xanh - Hướng mới thoát nghèo của người dân huyện miền núi Cẩm Thủy

Trồng cây gai xanh - Hướng mới thoát nghèo của người dân huyện miền núi Cẩm Thủy

Những năm gần đây, nhiều người dân huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đã tìm được hướng đi mới trong phát triển kinh tế, đó là thực hiện mô hình trồng cây gai xanh. Hiện cây gai xanh đang là cây chủ lực trong phát triển sản xuất của người dân với thu nhập khoảng 80 triệu/ha/vụ, qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Thanh Hóa bảo tồn nguồn gen bò Vàng bản địa quý hiếm

Thanh Hóa bảo tồn nguồn gen bò Vàng bản địa quý hiếm

Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật chăn nuôi Thanh Hóa vừa thực hiện thành công Đề tài khoa học “Xây dựng vùng nuôi, bảo tồn nguồn gen bò vàng Thanh Hóa (giai đoạn 2015-2018)”. Đề tài đã xây dựng được vùng nuôi và mô hình nuôi bảo tồn giống bò vàng tại huyện Tĩnh Gia, qua đó góp phần bảo vệ giống vật nuôi bản địa quý và nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.
Thanh Hóa khắc phục hậu quả mưa lũ trước thềm năm học mới 2018-2019

Thanh Hóa khắc phục hậu quả mưa lũ trước thềm năm học mới 2018-2019

Đợt mưa lũ cuối tháng 8, đầu tháng 9 năm 2018 đã khiến nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chìm trong biển nước. Ngay sau khi nước rút, ngành giáo dục Thanh Hóa khẩn trương khắc phục hậu quả, sửa sang trường, lớp để chuẩn bị cho năm học mới đang đến rất gần.
Nước trên các sông dâng cao làm ngập lụt nghiêm trọng nhiều nơi ở Thanh Hóa

Nước trên các sông dâng cao làm ngập lụt nghiêm trọng nhiều nơi ở Thanh Hóa

Theo báo cáo nhanh của các huyện Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Cẩm Thủy ( tỉnh Thanh Hóa), do mưa lớn và xả lũ trên thượng nguồn làm mực nước sông Mã, sông Bưởi dâng cao. Hiện các địa phương này đang khẩn trương đối phó với tình hình lũ lụt cũng như chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của bà con nhân dân.
Trồng cây gai xanh giúp nông dân miền núi Cẩm Thủy thoát nghèo

Trồng cây gai xanh giúp nông dân miền núi Cẩm Thủy thoát nghèo

Với mục tiêu giúp nhân dân nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, năm 2016, UBND tỉnh Thanh Hóa ra quyết định cho phép Công ty cổ phần đầu tư phát triển sản xuất, xuất nhập khẩu An Phước thực hiện dự án xây dựng nhà máy sản xuất sợi dệt, kết hợp phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy. Dự án này có quy mô khoảng 1.000 tỷ, khi nhà máy xây xong sẽ thu mua nguyên liệu cây gai xanh (Ramie) trên 14 huyện, qua đó giúp ngành dệt may nước ta chủ động về nguyên liệu, tạo nên các loại vải cao cấp để xuất khẩu.
Thanh Hóa hỗ trợ bà con dân tộc Mường phát triển sản xuất, giảm nghèo

Thanh Hóa hỗ trợ bà con dân tộc Mường phát triển sản xuất, giảm nghèo

Những năm gần đây, huyện miền núi Cẩm Thủy (Thanh Hóa) đã triển khai Chương trình 135 (Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi) của nhà nước nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất cho các hộ dân nghèo. Đến nay, chương trình này đang mang lại hiệu quả thiết thực, đặc biệt là việc hỗ trợ bà con dân tộc Mường có nguồn vốn để phát triển kinh tế, giảm nghèo ngay tại địa phương. 
Chuyển đổi cây trồng giúp người dân miền núi Thanh Hóa nâng cao thu nhập

Chuyển đổi cây trồng giúp người dân miền núi Thanh Hóa nâng cao thu nhập

Thời gian qua, huyện Cẩm Thủy (tỉnh Thah Hóa) đã chỉ đạo, hướng dẫn người dân tái cơ cấu ngành trồng trọt, chuyển đổi các giống cây trồng năng suất thấp chuyển sang trồng các loại cây thu lợi nhuận cao. Nhờ đó, nhiều mô hình sản xuất mới đã ra đời với tổng diện tích gieo trồng đạt hơn 19.330 ha; sản lượng lương thực đạt hơn 64.726 tấn.
Thú vị ngắm “suối cá thần” Cẩm Thủy

Thú vị ngắm “suối cá thần” Cẩm Thủy

Nhiều năm nay, Cẩm Thủy trở thành điểm du lịch nổi tiếng của xứ Thanh nói riêng, cả nước nói chung với địa danh “suối cá thần” ở làng Lương Ngọc, xã Cẩm Lương. Những câu chuyện thú vị, huyền bí về "suối cá thần" đã tạo ra sức hút mạnh, biến nơi đây thành một điểm “hút” khách du lịch thập phương.
Thanh Hóa vài nét tổng quan

Thanh Hóa vài nét tổng quan

Thanh Hoá có 26 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm: 2 thành phố (Thanh Hóa, Sầm Sơn), 2 thị xã (Bỉm Sơn, Nghi Sơn) và 22 huyện (Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Hà Trung, Nga Sơn, Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Yên Định, Nông Cống, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát).