Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang khuyến cáo nhà vườn trồng cam sành tuyệt đối không tự ý mở rộng thêm diện tích, đồng thời chuyển đổi sang cây trồng khác để nâng cao hiệu quả sản xuất. Nguyên nhân là nhiều năm trở lại đây, người trồng cam liên tục bị thua lỗ do giá cam thường xuyên đứng ở mức thấp.
Bắc Quang (Hà Giang) là "thủ phủ" cam sành của tỉnh Hà Giang với tổng diện tích khoảng 3.200 ha. Cam sành đã trở thành cây kinh tế mũi nhọn, giúp nhiều nhà vườn có kinh tế ổn định, vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Cam sành Hà Giang, một trong những sản phẩm nông nghiệp mũi nhọn của tỉnh Hà Giang cũng đang có hiện tượng rụng hàng loạt gây thiệt hại lớn cho những người trồng.
Tối 4/1, UBND huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang tổ chức khai mạc Hội chợ cam sành Hàm Yên. Đây là lần thứ IV Hội chợ cam sành được tổ chức nhằm mục đích quảng bá, giới thiệu sản phẩm cam sành Hàm Yên với người tiêu dùng cả nước. Hội chợ đã thu hút đông đảo các hộ trồng cam trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang và hàng nghìn người dân, du khách thập phương đến tham quan.
Cam sành vốn là loại cây ăn quả quen thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhưng lại rất khó trồng trên vùng đất nhiễm phèn. Tuy nhiên, tại ấp Tân Trung, xã Tà Đảnh - vùng đất nhiễm phèn nặng thuộc huyện Tri Tôn (An Giang), anh Huỳnh Công Chánh đã trở thành người đầu tiên “thuần hóa” được loại cây này.
Anh Huỳnh Công Chánh ở ấp Tân Trung, xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang được người dân nơi đây gọi là "tỷ phú" trồng cây cam sành trên đất phèn, mỗi năm vườn cam của anh cho thu nhập trên 1 tỷ đồng.
Chưa năm nào nông dân trồng cam sành cho trái mùa nghịch bị thất thu đến hơn 50% vì giá cam sụt giảm mạnh và kéo dài như năm nay. Giá cam sành chỉ còn ở mức 13.000 – 14.000 đồng/kg, bình quân trồng 1000 m2 cam sành nông dân lỗ 35 – 40 triệu đồng.
Trên một số trang báo điện tử và mạng xã hội đang lan truyền nghi vấn cam sành Hà Giang ủ thuốc bảo quản, bọc kín trong túi nilon khiến dư luận rất quan tâm, lo lắng. Nhằm rộng đường dư luận, phóng viên (p/v) Báo Hà Giang có cuộc trao đổi nhanh với đồng chí (đ/c) Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở NN-PTNT xung quanh vấn đề này.
“Dám nghĩ dám làm, chịu thương chịu khó và biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất…” là những điều tâm đắc trên con đường lập nghiệp của ông Trình Ngọc Huynh, thôn 65, xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên - người được mệnh danh là tỷ phú cam Hàm Yên ở Tuyên Quang.