Báo động ô nhiễm môi trường
Làng nghề sơn mài, mây tre đan xuất khẩu tại xã Yên Tiến, huyện Ý Yên có khoảng 3.000 hộ tham gia sản xuất các sản phẩm sơn mài tre, nứa chắp, mộc mỹ nghệ. Đa số các hộ dân tại đây đều sản xuất thủ công, nhận khoán sản phẩm gia công cho các doanh nghiệp nên ý thức bảo vệ môi trường hạn chế. Người dân thường ngâm tre nứa tại các con sông, kênh mương khiến môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Ông Lã Đình Tiến - Phó Chủ tịch UBND xã Yên Tiến cho biết, mỗi ngày làng nghề tiêu thụ khoảng 100 tấn nứa. Trước khi đưa vào sản xuất, tất cả số nứa này phải được ngâm nước nhằm chống mối mọt, do vậy gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Xã nhiều lần tuyên truyền, khuyến khích người dân tự đào hố để ngâm nhưng đây cũng chỉ là giải pháp tình thế, chưa giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm.
Làng nghề cơ khí, đúc đồng Tống Xá, xã Yên Xá, huyện Ý Yên với hơn 60% hộ dân làm nghề. Nghề đúc đồng phát triển mạnh tạo nên sức bật cho sự phát triển kinh tế tại địa phương song cũng để lại những vấn đề nhức nhối về môi trường trong nhiều năm qua.
Theo quan sát của phóng viên, đa số các xưởng cơ khí, đúc đồng điều kiện làm việc thiếu thốn, không gian chật hẹp, không khí nồng nặc từ các lò nấu kim loại, nhất là nguồn nước thải từ những cơ sở sản xuất làm cho các dòng sông, kênh trên địa bàn bị ảnh hưởng.
Người dân địa phương phản ánh, các cơ sở sản xuất thường hoạt động vào ban đêm, lợi dụng thời điểm người dân đã ngủ, không có ai để ý, giám sát để xả nước thải, khí thải độc hại ra môi trường. Người dân nơi đây, đặc biệt là các lao động trực tiếp làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đang phải sống chung với ô nhiễm nguồn nước, tiếng ồn từ khu, cụm công nghiệp, làng nghề và đối mặt với nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ông Vũ Văn Vui, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ý Yên thừa nhận, hàng ngày các làng nghề trên địa bàn thải ra môi trường nhiều loại chất thải độc hại chưa được xử lý, tác động xấu tới môi trường và người dân.
Bên cạnh đó, nhiều làng nghề sản xuất đơn lẻ nằm rải rác ở các địa phương khiến công tác quản lý Nhà nước về thực hiện các quy định an toàn, đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường gặp nhiều khó khăn. Kết quả quan trắc hiện trạng môi trường năm 2018 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định cho thấy, nước thải của các làng nghề trên địa bàn tỉnh bị ô nhiễm. Các thông số: COD, Sunfua, Amoni... đều vượt giới hạn.
Ô nhiễm có xu hướng nghiêm trọng hơn tại các làng nghề đúc nhôm Bình Yên ở xã Nam Thanh, làng rèn Vân Chàng, cơ khí Đồng Côi ở thị trấn Nam Giang (huyện Nam Trực); làng nghề cơ khí, đúc đồng Tống Xá ở xã Yên Xá (huyện Ý Yên); làng nghề cơ khí Xuân Tiến (huyện Xuân Trường)...
Làm gì để giải quyết ô nhiễm
Việc các làng nghề tại Nam Định, đặc biệt là các làng nghề cơ khí, thủ công mỹ nghệ phát triển, mở rộng quy mô sản xuất đã khiến việc xử lý ô nhiễm môi trường gặp nhiều khó khăn. Trong khi những giải pháp xử lý các vấn đề về môi trường chưa mang lại hiệu quả, người dân làng nghề phải hứng chịu những tác động không nhỏ, ảnh hưởng tới đời sống, sức khỏe.
Theo ông Nguyễn Xuân Nhự, Bí thư xóm 1, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, do lợi nhuận kinh tế cao, người dân trong làng đua nhau phát triển nghề tái chế nhôm theo hướng tự phát dẫn tới việc ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Chưa có nghiên cứu hay kết luận chính thức nào về tác động của môi trường đến sức khỏe từ phía các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, thực tế tại địa phương những năm gần đây chỉ ra rằng, số người mắc các bệnh hiểm nghèo và các bệnh liên quan đến đường hô hấp có xu hướng tăng.
Ông Đỗ Quang Trung, Trưởng phòng Tài nguyên nước và khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định cho rằng, để giải quyết triệt để vấn nạn ô nhiễm môi trường tại các làng nghề phải bắt đầu từ ý thức của người dân. Do đó, cùng với các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao hiểu biết, nhận thức cho cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, gắn trách nhiệm bảo vệ, xử lý các vấn đề về môi trường cho lãnh đạo các xã có làng nghề.
Ông Phan Văn Phong, quyền Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định thông tin, tỉnh Nam Định đang thực hiện nhiều dự án nhằm cải thiện, phục hồi môi trường tại làng nghề cơ khí Tống Xá, làng nghề tái chế nhôm xã Nam Thanh. Đồng thời, đầu tư xây dựng hạ tầng Cụm Công nghiệp tại các địa phương trong tỉnh để chuyển làng nghề ra khu sản xuất tập trung nhằm giải quyết các vấn đề môi trường. Tỉnh cũng đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho hai Cụm Công nghiệp Xuân Tiến và Tống Xá; hỗ trợ xây dựng bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt tại 12 xã, thị trấn có làng nghề. Nam Định phấn đấu đến năm 2020, cơ bản kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề.
Làng nghề sơn mài, mây tre đan xuất khẩu tại xã Yên Tiến, huyện Ý Yên có khoảng 3.000 hộ tham gia sản xuất các sản phẩm sơn mài tre, nứa chắp, mộc mỹ nghệ. Đa số các hộ dân tại đây đều sản xuất thủ công, nhận khoán sản phẩm gia công cho các doanh nghiệp nên ý thức bảo vệ môi trường hạn chế. Người dân thường ngâm tre nứa tại các con sông, kênh mương khiến môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Ông Lã Đình Tiến - Phó Chủ tịch UBND xã Yên Tiến cho biết, mỗi ngày làng nghề tiêu thụ khoảng 100 tấn nứa. Trước khi đưa vào sản xuất, tất cả số nứa này phải được ngâm nước nhằm chống mối mọt, do vậy gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Xã nhiều lần tuyên truyền, khuyến khích người dân tự đào hố để ngâm nhưng đây cũng chỉ là giải pháp tình thế, chưa giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm.
Làng nghề cơ khí, đúc đồng Tống Xá, xã Yên Xá, huyện Ý Yên với hơn 60% hộ dân làm nghề. Nghề đúc đồng phát triển mạnh tạo nên sức bật cho sự phát triển kinh tế tại địa phương song cũng để lại những vấn đề nhức nhối về môi trường trong nhiều năm qua.
Theo quan sát của phóng viên, đa số các xưởng cơ khí, đúc đồng điều kiện làm việc thiếu thốn, không gian chật hẹp, không khí nồng nặc từ các lò nấu kim loại, nhất là nguồn nước thải từ những cơ sở sản xuất làm cho các dòng sông, kênh trên địa bàn bị ảnh hưởng.
Người dân địa phương phản ánh, các cơ sở sản xuất thường hoạt động vào ban đêm, lợi dụng thời điểm người dân đã ngủ, không có ai để ý, giám sát để xả nước thải, khí thải độc hại ra môi trường. Người dân nơi đây, đặc biệt là các lao động trực tiếp làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đang phải sống chung với ô nhiễm nguồn nước, tiếng ồn từ khu, cụm công nghiệp, làng nghề và đối mặt với nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ông Vũ Văn Vui, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ý Yên thừa nhận, hàng ngày các làng nghề trên địa bàn thải ra môi trường nhiều loại chất thải độc hại chưa được xử lý, tác động xấu tới môi trường và người dân.
Bên cạnh đó, nhiều làng nghề sản xuất đơn lẻ nằm rải rác ở các địa phương khiến công tác quản lý Nhà nước về thực hiện các quy định an toàn, đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường gặp nhiều khó khăn. Kết quả quan trắc hiện trạng môi trường năm 2018 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định cho thấy, nước thải của các làng nghề trên địa bàn tỉnh bị ô nhiễm. Các thông số: COD, Sunfua, Amoni... đều vượt giới hạn.
Ô nhiễm có xu hướng nghiêm trọng hơn tại các làng nghề đúc nhôm Bình Yên ở xã Nam Thanh, làng rèn Vân Chàng, cơ khí Đồng Côi ở thị trấn Nam Giang (huyện Nam Trực); làng nghề cơ khí, đúc đồng Tống Xá ở xã Yên Xá (huyện Ý Yên); làng nghề cơ khí Xuân Tiến (huyện Xuân Trường)...
Làm gì để giải quyết ô nhiễm
Việc các làng nghề tại Nam Định, đặc biệt là các làng nghề cơ khí, thủ công mỹ nghệ phát triển, mở rộng quy mô sản xuất đã khiến việc xử lý ô nhiễm môi trường gặp nhiều khó khăn. Trong khi những giải pháp xử lý các vấn đề về môi trường chưa mang lại hiệu quả, người dân làng nghề phải hứng chịu những tác động không nhỏ, ảnh hưởng tới đời sống, sức khỏe.
Theo ông Nguyễn Xuân Nhự, Bí thư xóm 1, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, do lợi nhuận kinh tế cao, người dân trong làng đua nhau phát triển nghề tái chế nhôm theo hướng tự phát dẫn tới việc ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Chưa có nghiên cứu hay kết luận chính thức nào về tác động của môi trường đến sức khỏe từ phía các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, thực tế tại địa phương những năm gần đây chỉ ra rằng, số người mắc các bệnh hiểm nghèo và các bệnh liên quan đến đường hô hấp có xu hướng tăng.
Ông Đỗ Quang Trung, Trưởng phòng Tài nguyên nước và khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định cho rằng, để giải quyết triệt để vấn nạn ô nhiễm môi trường tại các làng nghề phải bắt đầu từ ý thức của người dân. Do đó, cùng với các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao hiểu biết, nhận thức cho cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, gắn trách nhiệm bảo vệ, xử lý các vấn đề về môi trường cho lãnh đạo các xã có làng nghề.
Ông Phan Văn Phong, quyền Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định thông tin, tỉnh Nam Định đang thực hiện nhiều dự án nhằm cải thiện, phục hồi môi trường tại làng nghề cơ khí Tống Xá, làng nghề tái chế nhôm xã Nam Thanh. Đồng thời, đầu tư xây dựng hạ tầng Cụm Công nghiệp tại các địa phương trong tỉnh để chuyển làng nghề ra khu sản xuất tập trung nhằm giải quyết các vấn đề môi trường. Tỉnh cũng đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho hai Cụm Công nghiệp Xuân Tiến và Tống Xá; hỗ trợ xây dựng bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt tại 12 xã, thị trấn có làng nghề. Nam Định phấn đấu đến năm 2020, cơ bản kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề.
Công Luật