Người dân tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã tận dụng tiềm năng, lợi thế về diện tích mặt nước vùng lòng hồ thủy điện để phát triển nghề nuôi cá lồng, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Khi công trình Nhà máy thủy điện Sơn La hoàn thành, đã tạo ra vùng lòng hồ rộng lớn với hơn 25.000 ha. Khai thác lợi thế này, người dân tại huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã phát triển chăn nuôi các loại cá lồng thương phẩm. Nhờ được nuôi thả trong môi trường tự nhiên, theo quy trình VietGAP, nên thịt cá săn chắc, thơm ngon, bán được giá hơn so với nuôi ở vùng khác, giúp nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Ngày 7/7, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đà Bắc (Hòa Bình) cho biết, hiện toàn huyện có khoảng 16 tấn cá lồng bị chết ngạt do thiếu ô-xy bởi mực nước hồ Hòa Bình đang xuống thấp, gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nhiều hộ dân ở vùng lòng hồ sông Đà.
Tận dụng lợi thế sẵn có của hồ Thủy điện Hòa Bình với diện tích mặt hồ khoảng 9.000 ha mặt nước, trải dài trên địa bàn 19 xã thuộc 5 huyện, thành phố, những năm gần đây, nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện sông Đà đã phát triển cả về số lượng, chủng loại và chất lượng sản phẩm. Đặc biệt tại xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc nuôi cá lồng đang trở thành lĩnh vực phát triển kinh tế mũi nhọn, đem lại thu nhập cao và ổn định cho người dân nơi đây.
Thời gian qua, mô hình nuôi cá lồng tại xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu đã bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế, thu nhập ổn định cho người dân. Thấy được hiệu quả, người dân ở đây đã học hỏi kinh nghiệm đầu tư, nhân rộng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Lai Châu.
Hiện tượng cá chết trên sông Bưởi đoạn chảy qua huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã tạm thời lắng xuống. Tuy nhiên, từ chiều ngày 13/5 đến ngày 15/5/2016, cá tiếp tục chết khiến người dân hoang mang. Lần này, cá chết tập trung vào các lồng nuôi trên sông của các hộ dân xã Thạch Cẩm và Thạch Định.