Trong những ngày vừa qua, nhiều tàu thuyền ngư dân Quảng Bình đã liên tục ra khơi đánh bắt gần bờ và “bội thu” cá cơm, mỗi tàu thuyền có thể thu vể cả trăm triệu đồng mỗi ngày.
Những ngày qua, ngư dân các địa phương tỉnh Ninh Thuận phấn khởi vì trúng đậm những mẻ cá cơm, cá nục thu về hàng chục triệu đồng sau mỗi chuyến vươn khơi đánh bắt. Vụ cá Nam tuy đến muộn, thế nhưng lượng cá xuất hiện dày đặc hơn so với vụ trước. Một chuyến biển từ 1 - 2 ngày, mỗi tàu đều đánh bắt được từ 7 - 10 tấn cá các loại; trong đó nhiều nhất là cá cơm.
Trong những ngày qua, ngư dân ở xã Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi (Quảng Ngãi) liên tiếp trúng đậm những mẻ cá cơm “khủng” khi đánh bắt gần bờ khiến họ rất phấn khởi vì có thêm khoản thu nhập đáng kể.
Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, một số ngư dân các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa…liên tiếp trúng đậm nhiều mẻ cá trích, cá cơm, thu về hàng chục triệu đồng/tàu sau mỗi chuyến ra khơi.
Sản phẩm truyền thống nước mắm nổi tiếng của huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong chiến lược phát triển. Theo đó, sự suy kiệt nguồn cá cơm làm nguyên liệu sản xuất nước mắm đã và đang ảnh hưởng bất lợi đến nghề truyền thống này. Đây là một trong những khó khăn, thách thức lớn nhất, mang tính “sống còn” của các nhà thùng sản xuất nước mắm nơi này.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 6 tháng đầu năm 2017 tình hình thời tiết rất thuận lợi cho hoạt động khai thác thuỷ sản. Hiện nay, đang vào chính vụ cá nam, ngư dân tranh thủ ra khơi tăng chuyến, các vùng biển Nam Bộ và Nam Trung Bộ liên tục xuất hiện các đàn cá nổi như cá trích, cá cơm, cá trác, cá chuồn, cá nục, cá ngừ sọc dưa, tôm, mực... Nhiều nghề khai thác biển đạt hiệu quả cao như nghề lưới rê, lưới vây và lưới rê cước…
Hơn một tuần qua, nhờ ngư trường thuận lợi, ngư dân các địa phương ven biển ở tỉnh Ninh Thuận đã chủ động ra khơi đánh bắt hải sản và đã trúng đậm cá nục, cá cơm.
Tại tỉnh Cà Mau, cá cơm là mặt hàng thủy hải sản được khai thác quanh năm, tập trung tại các cửa biển thuộc các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Ngọc Hiển. Bình quân mỗi ngày, các cơ sở sơ chế tại Cà Mau thu mua hàng trăm tấn cá cơm; sau đó hấp, phơi khô để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.