Ngày 12/3, theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, kết quả xét nghiệm các mẫu nước tại suối Cổ Đam, thị xã Bỉm Sơn xác định nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cá tự nhiên chết hàng loạt thời gian qua.
Ngày 24/2, thông tin từ UBND thị xã Bỉm Sơn (tỉnh Thanh Hóa), những ngày qua, theo phản ánh của người dân, trên suối Cổ Đam chảy qua địa phận các phường Ba Đình, Lam Sơn (thị xã Bỉm Sơn) xuất hiện tình trạng cá chết la liệt, nổi trắng mặt nước.
Ngày 10/10, UBND xã Ia Mơ, huyện Chư Prông (Gia Lai) cho biết đang phối hợp với cơ quan chức năng điều tra nguyên nhân khiến cá của nhiều hộ dân nuôi trên hồ thủy lợi Ia Mơ chết hàng loạt.
Theo thông tin từ đại diện UBND tỉnh Tuyên Quang, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế) vừa có văn bản số 348/SKNN&MT về kết quả hỗ trợ xét nghiệm chất lượng nước sinh hoạt tại huyện Chiêm Hóa, sau vụ vỡ đập bùn thải quặng kẽm, chì của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Kim loại màu Bắc Kạn (xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn).
Ngày 15/9, UBND tỉnh Tuyên Quang cho biết đang chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương lấy mẫu nước để xác minh nguyên nhân cá chết hàng loạt trên địa bàn các xã Bình Phú, Phú Bình và Yên Lập (huyện Chiêm Hóa).
Chiều 20/6, Ủy ban nhân dân xã Ya Ly, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã có báo cáo tình hình cá nuôi lồng bị chết tại lòng hồ thủy điện Ialy với tổng số cá chết là hơn 25 tấn, thiệt hại khoảng 3,8 tỷ đồng.
Từ ngày 9-10/10, dọc theo hào thành cổ Vinh (phường Cửa Nam, thành phố Vinh, Nghệ An) xuất hiện tình trạng cá chết hàng loạt, bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm hộ dân.
Ngày 7/7, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đà Bắc (Hòa Bình) cho biết, hiện toàn huyện có khoảng 16 tấn cá lồng bị chết ngạt do thiếu ô-xy bởi mực nước hồ Hòa Bình đang xuống thấp, gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nhiều hộ dân ở vùng lòng hồ sông Đà.
Nhiều hộ dân sống dọc đập Hố Chuối, thôn Phú Lễ 2, xã Bình Trung, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đang tỏ ra lo lắng khi đột nhiên cá trong lòng đập chết hàng loạt, nổi dày đặc trên mặt nước, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa) đã chuyển đủ số tiền 500 triệu USD bồi thường việc xả thải gây ra thảm họa hủy hoại môi trường biển miền Trung.
Trong những ngày đầu tháng 7/2016, trên sông Mỹ Thanh đoạn từ khu vực cầu Mỹ Thanh 1 đến cầu Mỹ Thanh 2 (tỉnh Sóc Trăng), dài hơn chục km, liên tục xảy ra tình trạng cá nổi lờ đờ và chết bất thường với số lượng khá nhiều.
Chính quyền Quảng Trị và các địa phương quan tâm tới người dân bị thiệt hại bằng nhiều hình thức như ủng hộ tiền, gạo... để ngư dân tiếp tục bám biển sau sự cố cá chết hàng loạt.
Tối 17/5/2016, TP. Hồ Chí Minh huy động hơn 30 phương tiện thủy nội địa, tàu, ca nô, xuồng máy; 10 xe cơ giới và gần 200 các bộ, chiến sĩ, nhân viên các lực lượng ra quân khẩn trương khắc phục sự cố cá chết hàng loạt trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè.
Hiện tượng cá chết trên sông Bưởi đoạn chảy qua huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã tạm thời lắng xuống. Tuy nhiên, từ chiều ngày 13/5 đến ngày 15/5/2016, cá tiếp tục chết khiến người dân hoang mang. Lần này, cá chết tập trung vào các lồng nuôi trên sông của các hộ dân xã Thạch Cẩm và Thạch Định.
Cấp giấy chứng nhận cá được khai thác ở vùng biển an toàn, vận động người dân yên tâm mua cá, xuất kho gạo dự trữ quốc gia, tạm ứng nguồn dự phòng ngân sách... Đó là những công việc tỉnh Quảng Bình đang thực hiện để dìu dắt ngư dân đi qua cơn bạo bệnh của biển.
Nước sông Bưởi đoạn chảy qua xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành (tỉnh Thanh Hóa) chuyển màu xanh đục, nổi bọt, mùi hôi, một lượng lớn cá các loại chết trắng dạt vào bờ.
Chiều 29/4, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác và lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đã kiểm tra tình hình thiệt hại của ngư dân tại cảng cá Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
Trước hiện tượng cá nuôi và cá trong tự nhiên chết hàng loạt ở ven biển miền Trung từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Tổng cục Môi trường, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế để tìm hiểu, làm rõ nguyên nhân cá chết ở khu vực này.
Mấy ngày gần đây, trên vùng biển tỉnh Quảng Bình, hiện tượng cá chết bất thường, chưa rõ nguyên nhân, hiện tượng cá chết trôi dạt bờ biển không chỉ riêng ở Quảng Bình và dọc bờ biển nhiều xã của Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh cũng xảy ra tình trạng trên.