Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết để người dân không phải chờ đợi lâu trong bối cảnh bệnh nhân đến Bệnh viện Đại học Y dược ngày càng đông. Bệnh viện đã thực hiện song song nhiều giải pháp như: đăng ký khám bệnh online, thanh toán qua thẻ, tăng thêm nhiều bàn khám, đăng ký khám bệnh và lấy máu xét nghiệm từ 3 giờ sáng, khám bệnh thông tầm, triển khai bệnh án điện tử… Tuy nhiên, với hơn 8.500 lượt bệnh nhân mỗi ngày, bệnh viện này vẫn đang trong tình trạng quá tải. Riêng 1.000 giường bệnh nội trú luôn đạt công suất 104%. Bệnh viện quyết tâm không để bệnh nhân nằm ghép.
Tương tự, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng rơi vào tình trạng quá tải từ lâu. Với gần 10.000 lượt khám bệnh mỗi ngày, dù đã thực hiện nhiều biện pháp giảm tải như: thực hiện khám bệnh từ 4 giờ 30 sáng, bố trí thêm nhiều phòng khám, đầu tư xây mới cơ sở vật chất, tổ chức xây dựng phòng khám vệ tinh, khoa vệ tinh tại các bệnh viện tuyến dưới... nhưng tình trạng quá tải vẫn không cải thiện.
“Số lượng bệnh nhân liên tục gia tăng, nhất là khám bệnh ngoại trú; trong khi năng lực bệnh viện có hạn, cơ sở vật chất chật hẹp khiến cho việc tìm giải pháp giảm tải vô cùng đau đầu”, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay.
Thông cảm cho tình trạng quá tải “kinh niên” của các bệnh viện hàng đầu khu vực phía Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, một bệnh viện mà khám từ 8.000 đến 10.000 lượt mỗi ngày là rất khó khăn, bởi trên thế giới không có bệnh viện nào có lượng bệnh nhân đến khám bệnh cao như thế. Theo Bộ trưởng, số lượng bệnh nhân đông đồng nghĩa với việc thời gian chờ đợi của bệnh nhân càng lâu.
Dẫn chứng thực tế từ một bệnh nhân từ tỉnh Kiên Giang đã phải chờ đến 4 giờ đồng hồ mới được tái khám bệnh tiểu đường, cao huyết áp tại Bệnh viện Chợ Rẫy sáng ngày 13/8, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng: “Không thể chấp nhận một bệnh nhân phải chờ đợi đến 4 giờ đồng hồ để chỉ được khám bệnh hoặc tái khám tại bệnh viện tuyến trên, trong khi những bệnh này có thể được giải quyết tại tuyến dưới”.
Từ thực tế trên, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện khẩn trương chuyển bớt bệnh nhân mắc các bệnh không nguy hiểm như đái tháo đường, trào ngược dạ dày, cao huyết áp, đau nhức xương khớp… về tuyến dưới.
Đồng thời, tích cực xây dựng phát triển khoa khám bệnh vệ tinh tại các bệnh viện tuyến dưới để giảm áp lực cho tuyến trên. Ngoài ra, áp dụng các biện pháp giảm tải để giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân, cải tiến quy trình khám chữa bệnh, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện bệnh án điện tử.
Trước đó, sáng 13/8, Bộ trưởng Bộ Y tế đã kiểm tra quy trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân đi khám chữa bệnh tại đây./.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thăm hỏi bệnh nhân đang chờ khám bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Đinh Hằng – TTXVN |
Tương tự, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng rơi vào tình trạng quá tải từ lâu. Với gần 10.000 lượt khám bệnh mỗi ngày, dù đã thực hiện nhiều biện pháp giảm tải như: thực hiện khám bệnh từ 4 giờ 30 sáng, bố trí thêm nhiều phòng khám, đầu tư xây mới cơ sở vật chất, tổ chức xây dựng phòng khám vệ tinh, khoa vệ tinh tại các bệnh viện tuyến dưới... nhưng tình trạng quá tải vẫn không cải thiện.
“Số lượng bệnh nhân liên tục gia tăng, nhất là khám bệnh ngoại trú; trong khi năng lực bệnh viện có hạn, cơ sở vật chất chật hẹp khiến cho việc tìm giải pháp giảm tải vô cùng đau đầu”, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay.
Thông cảm cho tình trạng quá tải “kinh niên” của các bệnh viện hàng đầu khu vực phía Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, một bệnh viện mà khám từ 8.000 đến 10.000 lượt mỗi ngày là rất khó khăn, bởi trên thế giới không có bệnh viện nào có lượng bệnh nhân đến khám bệnh cao như thế. Theo Bộ trưởng, số lượng bệnh nhân đông đồng nghĩa với việc thời gian chờ đợi của bệnh nhân càng lâu.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến làm việc tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Đinh Hằng - TTXVN |
Dẫn chứng thực tế từ một bệnh nhân từ tỉnh Kiên Giang đã phải chờ đến 4 giờ đồng hồ mới được tái khám bệnh tiểu đường, cao huyết áp tại Bệnh viện Chợ Rẫy sáng ngày 13/8, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng: “Không thể chấp nhận một bệnh nhân phải chờ đợi đến 4 giờ đồng hồ để chỉ được khám bệnh hoặc tái khám tại bệnh viện tuyến trên, trong khi những bệnh này có thể được giải quyết tại tuyến dưới”.
Từ thực tế trên, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện khẩn trương chuyển bớt bệnh nhân mắc các bệnh không nguy hiểm như đái tháo đường, trào ngược dạ dày, cao huyết áp, đau nhức xương khớp… về tuyến dưới.
Đồng thời, tích cực xây dựng phát triển khoa khám bệnh vệ tinh tại các bệnh viện tuyến dưới để giảm áp lực cho tuyến trên. Ngoài ra, áp dụng các biện pháp giảm tải để giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân, cải tiến quy trình khám chữa bệnh, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện bệnh án điện tử.
Trước đó, sáng 13/8, Bộ trưởng Bộ Y tế đã kiểm tra quy trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân đi khám chữa bệnh tại đây./.
Đinh Hằng
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN