Bài 3: Khởi sắc vùng biên giới Lai Châu
Việc tăng cường cán bộ Biên phòng tham gia cấp ủy các xã biên giới đã khẳng định tính đúng đắn, phù hợp với tính chất đặc thù của các xã biên giới. Đội ngũ cán bộ Biên phòng tăng cường về các xã là những người năng nổ, nhiệt tình, có phong cách làm việc khoa học. Họ đã tham mưu và cùng cấp ủy, đoàn thể thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng văn hóa cơ sở, tạo chuyển biến quan trọng về kinh tế - xã hội ở các xã vùng biên.
Theo lãnh đạo Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu, để giúp nhân dân các xã vùng biên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển, cán bộ Biên phòng tăng cường đã tham mưu cho địa phương phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan của huyện, tỉnh tổ chức mở 23 lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng khuyến nông, khuyến lâm cho hàng ngàn lượt cán bộ, nhân dân khu vực biên giới. Các lớp này nhằm xóa đói giảm nghèo, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, xóa bỏ hủ tục, tập quán lạc hậu, xây dựng bản làng văn hóa, gia đình văn hóa.
Đội ngũ cán bộ Biên phòng tăng cường về các xã đã tích cực tham mưu cho địa phương phối hợp cùng lực lượng Biên phòng tổ chức sửa chữa 66 phòng học, làm mới 3 phòng học, sửa chữa 46,95 km đường giao thông nông thôn, 9,56 km kênh mương thủy lợi. Cùng với đó là làm mới 3 ngôi nhà, sửa chữa 79 nhà cho hộ nghèo, giúp 168 hộ xóa đói giảm nghèo phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Ngoài ra, các lực lượng còn tham gia thu hoạch, chăm sóc hoa màu cùng nhân dân, đóng góp 1.359 ngày công lao động...
Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu, Đại tá Phan Hồng Minh cho biết: Thời gian tới, trên cơ sở phân loại các hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn, hộ chấp hành một số quy định luật pháp về biên giới chưa nghiêm, đơn vị tiếp tục phân công đảng viên ở các đồn Biên phòng trực tiếp phụ trách giúp đỡ những hộ này. Qua đó giúp các hộ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đồng thời nâng cao nhận thức chấp hành quy định pháp luật về biên giới, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
Sau khi được tăng cường về công tác tại xã Mù Sang, nhận thấy đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, kinh tế địa phương phát triển chậm... Xác định rõ là người tham mưu, giúp việc cho Đảng ủy, chính quyền địa phương, Thiếu tá Nguyễn Anh Sơn đã tham mưu Ban Thường vụ xã tổ chức họp để tìm ra các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thiếu tá Sơn cũng tham mưu Đảng ủy xã xây dựng Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội, từ đó giao nhiệm vụ cho UBND xã triển khai thành kế hoạch hàng tháng và Đảng ủy sẽ giám sát, đôn đốc, kiểm tra kết quả thực hiện.
Thiếu tá Nguyễn Anh Sơn còn trực tiếp xuống từng bản hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi, giúp tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Từ đó góp phần bảo đảm an ninh lương thực cũng như giúp nhân dân xóa đói giảm nghèo.
Anh cũng chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể xã trực tiếp đi tuyên truyền, vận động người dân hiến đất, góp ngày công để cùng chính quyền địa phương thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Đến nay, đời sống nhân dân đã được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm, cơ sở vật chất được đầu tư, văn hóa tinh thần được đảm bảo.
Anh Thào A Vảng, bản Khoa San, xã Mù Sang (huyện Phong Thổ) chia sẻ: Trước đây, gia đình anh cũng như các hộ khác trong bản do không nắm được kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi, mỗi năm chỉ trồng một vụ lúa, gia súc, gia cầm chăn nuôi nhỏ lẻ, vì thế kinh tế phát triển chậm. Từ khi được cán bộ Biên phòng thường xuyên tuyên truyền, động viên và hướng dẫn về kỹ thuật, đến nay, người dân trong bản đã mở rộng chăn nuôi, trồng 2 vụ lúa/năm. Đời sống của nhân dân ổn định hơn trước. Nhân dân đồng tình ủng hộ và sẵn sàng góp ngày công, hiến đất để cùng Nhà nước xây dựng nông thôn mới.
Trong thời gian đồng chí Sơn tăng cường về địa phương, tình hình kinh tế cơ bản phát triển ổn định, có sự tăng trưởng hơn so với những năm trước. Sản lượng lương thực bình quân đạt trên 430 kg/người/năm, thu nhập bình quân đạt 10,5 triệu đồng/người/năm (trước năm 2015 là 7 triệu đồng/người/năm), tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 46,92% (trước năm 2015 là trên 80%). Đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên, được tiếp cận với các dịch vụ mới như internet, sóng điện thoại, y tế..., Chủ tịch UBND xã Mù Sang Lừu A Sài khẳng định.
Tuy có 13 xã biên giới nhưng huyện Phong Thổ đạt thu nhập bình quân đầu người hiện nay là 23 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn trên 30%. Xã biên giới Ma Ly Pho đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Bí thư Huyện ủy Phong Thổ Nguyễn Ngọc Vinh khẳng định, trước khi chưa có lực lượng Biên phòng tăng cường tham gia cấp ủy, đội ngũ cán bộ ở cơ sở có trình độ năng lực hạn chế. Từ khi có đội ngũ Biên phòng tăng cường về các xã, hệ thống chính trị cơ sở có sự chuyển biến rõ nét, đặc biệt là công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành các hoạt động ở cơ sở.
Trước đây ở địa bàn biên giới có những việc anh em giải quyết không đúng, không trúng, tuy nhiên từ khi có cán bộ Biên phòng về họ là những người có nhiều kinh nghiệm thực tiễn ở cơ sở nên đã tư vấn, giúp đỡ nhiều cho cơ sở. Đến nay hệ thống chính trị ở các xã biên giới đã được củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Từ đó góp phần củng cố, ổn định về phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh trên địa bàn, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc từng bước được nâng lên, Bí thư Huyện ủy Phong Thổ khẳng định.
Cấp ủy chính quyền, nhân dân các xã biên giới đánh giá cao vai trò của cán bộ Biên phòng tăng cường về các xã. Cán bộ Biên phòng tăng cường là người trung tâm giữ mối đoàn kết trong nội bộ địa phương, người luôn gần gũi với nhân dân, được mọi người quý mến, tin yêu. Qua đó thắt chặt hơn mối quan hệ giữa Bộ đội Biên phòng với các cấp, ngành và nhân dân các dân tộc tại các xã biên giới, Bí thư Huyện ủy Phong Thổ cho biết./.
Công Tuyên
Việc tăng cường cán bộ Biên phòng tham gia cấp ủy các xã biên giới đã khẳng định tính đúng đắn, phù hợp với tính chất đặc thù của các xã biên giới. Đội ngũ cán bộ Biên phòng tăng cường về các xã là những người năng nổ, nhiệt tình, có phong cách làm việc khoa học. Họ đã tham mưu và cùng cấp ủy, đoàn thể thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng văn hóa cơ sở, tạo chuyển biến quan trọng về kinh tế - xã hội ở các xã vùng biên.
Theo lãnh đạo Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu, để giúp nhân dân các xã vùng biên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển, cán bộ Biên phòng tăng cường đã tham mưu cho địa phương phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan của huyện, tỉnh tổ chức mở 23 lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng khuyến nông, khuyến lâm cho hàng ngàn lượt cán bộ, nhân dân khu vực biên giới. Các lớp này nhằm xóa đói giảm nghèo, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, xóa bỏ hủ tục, tập quán lạc hậu, xây dựng bản làng văn hóa, gia đình văn hóa.
Thiếu tá Nguyễn Anh Sơn, Phó Bí thư Thường trực đảng ủy xã Mù Sang (Phong Thổ, Lai Châu) hướng dẫn bà con nhân dân vùng biên kỹ thuật trồng trọt. Ảnh: Công Tuyên - TTXVN |
Đội ngũ cán bộ Biên phòng tăng cường về các xã đã tích cực tham mưu cho địa phương phối hợp cùng lực lượng Biên phòng tổ chức sửa chữa 66 phòng học, làm mới 3 phòng học, sửa chữa 46,95 km đường giao thông nông thôn, 9,56 km kênh mương thủy lợi. Cùng với đó là làm mới 3 ngôi nhà, sửa chữa 79 nhà cho hộ nghèo, giúp 168 hộ xóa đói giảm nghèo phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Ngoài ra, các lực lượng còn tham gia thu hoạch, chăm sóc hoa màu cùng nhân dân, đóng góp 1.359 ngày công lao động...
Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu, Đại tá Phan Hồng Minh cho biết: Thời gian tới, trên cơ sở phân loại các hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn, hộ chấp hành một số quy định luật pháp về biên giới chưa nghiêm, đơn vị tiếp tục phân công đảng viên ở các đồn Biên phòng trực tiếp phụ trách giúp đỡ những hộ này. Qua đó giúp các hộ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đồng thời nâng cao nhận thức chấp hành quy định pháp luật về biên giới, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
Sau khi được tăng cường về công tác tại xã Mù Sang, nhận thấy đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, kinh tế địa phương phát triển chậm... Xác định rõ là người tham mưu, giúp việc cho Đảng ủy, chính quyền địa phương, Thiếu tá Nguyễn Anh Sơn đã tham mưu Ban Thường vụ xã tổ chức họp để tìm ra các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thiếu tá Sơn cũng tham mưu Đảng ủy xã xây dựng Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội, từ đó giao nhiệm vụ cho UBND xã triển khai thành kế hoạch hàng tháng và Đảng ủy sẽ giám sát, đôn đốc, kiểm tra kết quả thực hiện.
Thiếu tá Nguyễn Anh Sơn còn trực tiếp xuống từng bản hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi, giúp tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Từ đó góp phần bảo đảm an ninh lương thực cũng như giúp nhân dân xóa đói giảm nghèo.
Anh cũng chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể xã trực tiếp đi tuyên truyền, vận động người dân hiến đất, góp ngày công để cùng chính quyền địa phương thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Đến nay, đời sống nhân dân đã được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm, cơ sở vật chất được đầu tư, văn hóa tinh thần được đảm bảo.
Anh Thào A Vảng, bản Khoa San, xã Mù Sang (huyện Phong Thổ) chia sẻ: Trước đây, gia đình anh cũng như các hộ khác trong bản do không nắm được kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi, mỗi năm chỉ trồng một vụ lúa, gia súc, gia cầm chăn nuôi nhỏ lẻ, vì thế kinh tế phát triển chậm. Từ khi được cán bộ Biên phòng thường xuyên tuyên truyền, động viên và hướng dẫn về kỹ thuật, đến nay, người dân trong bản đã mở rộng chăn nuôi, trồng 2 vụ lúa/năm. Đời sống của nhân dân ổn định hơn trước. Nhân dân đồng tình ủng hộ và sẵn sàng góp ngày công, hiến đất để cùng Nhà nước xây dựng nông thôn mới.
Cán bộ Biên phòng Đồn Vàng Ma Chải (Phong Thổ, Lai Châu) hướng dẫn bà con vùng biên kỹ thuật vận hành máy làm gạch. Ảnh: Công Tuyên - TTXVN |
Tuy có 13 xã biên giới nhưng huyện Phong Thổ đạt thu nhập bình quân đầu người hiện nay là 23 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn trên 30%. Xã biên giới Ma Ly Pho đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Bí thư Huyện ủy Phong Thổ Nguyễn Ngọc Vinh khẳng định, trước khi chưa có lực lượng Biên phòng tăng cường tham gia cấp ủy, đội ngũ cán bộ ở cơ sở có trình độ năng lực hạn chế. Từ khi có đội ngũ Biên phòng tăng cường về các xã, hệ thống chính trị cơ sở có sự chuyển biến rõ nét, đặc biệt là công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành các hoạt động ở cơ sở.
Trước đây ở địa bàn biên giới có những việc anh em giải quyết không đúng, không trúng, tuy nhiên từ khi có cán bộ Biên phòng về họ là những người có nhiều kinh nghiệm thực tiễn ở cơ sở nên đã tư vấn, giúp đỡ nhiều cho cơ sở. Đến nay hệ thống chính trị ở các xã biên giới đã được củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Từ đó góp phần củng cố, ổn định về phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh trên địa bàn, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc từng bước được nâng lên, Bí thư Huyện ủy Phong Thổ khẳng định.
Cấp ủy chính quyền, nhân dân các xã biên giới đánh giá cao vai trò của cán bộ Biên phòng tăng cường về các xã. Cán bộ Biên phòng tăng cường là người trung tâm giữ mối đoàn kết trong nội bộ địa phương, người luôn gần gũi với nhân dân, được mọi người quý mến, tin yêu. Qua đó thắt chặt hơn mối quan hệ giữa Bộ đội Biên phòng với các cấp, ngành và nhân dân các dân tộc tại các xã biên giới, Bí thư Huyện ủy Phong Thổ cho biết./.
Công Tuyên