Theo đó, tỉnh Bình Phước quy hoạch 1.107 ha đất chưa sử dụng thuộc vùng bán ngập các hồ thủy điện Thác Mơ (438 ha), Cần Đơn (332 ha) và Phước Hòa (337 ha).
Trồng rừng bán ngập trong các hồ thủy điện. Ảnh: Đậu Tất Thành - TTXVN |
Qua trồng thử nghiệm 107,54 ha rừng trồng do Hạt Kiểm lâm huyện Bù Đốp trồng, đến nay cây gáo nước sinh trưởng khá tốt, phủ xanh trên vùng bán ngập hồ Cần Đơn.
Tuy nhiên, việc trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh đang gặp khó khăn do vướng quy định tại Thông tư 23/2017/TT-BNN ngày 25/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Trồng rừng bán ngập trong các hồ thủy điện. Ảnh: Đậu Tất Thành - TTXVN |
Cụ thể, diện tích đất bán ngập không thuộc đất lâm nghiệp (quy hoạch rừng phòng hộ) nên không thể bố trí kinh phí các đơn vị nộp tiền trồng rừng thay thế để thực hiện trồng rừng cũng như nguồn vốn từ chương trình mục tiêu phát triển lâm bền vững.
Về diện tích đất bán ngập là đất năng lượng do các công ty thủy điện, UBND cấp xã quản lý. Về các công ty chưa thống nhất bàn giao để thực hiện trồng rừng nên không triển khai thực hiện được. Trong khi đó, các công ty thủy điện, thủy lợi không chú trọng vào trồng rừng.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Huỳnh Anh Minh cho biết, chủ trương của Chính phủ về trồng rừng trên đất bán ngập; theo đó diện tích đất các công ty thủy lợi và thủy điện ở Bình Phước có vùng bán ngập là rất lớn lên đến hàng nghìn héc ta cần tiến hành thu hồi để trồng rừng.
Đậu Tất Thành