Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng cho biết, đến cuối năm 2016, Bình Định có 38 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 31,1%); 28 xã đạt 15-18 tiêu chí; 47 xã đạt 10 - 14 tiêu chí và 9 xã đạt 5 - 9 tiêu chí. Tổng mức thu nhập của người dân khu vực nông thôn bình quân là 26,78 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm xuống còn 11,85% (đánh giá theo tỷ lệ chuẩn nghèo đa chiều).
Trong giai đoạn 2011-2016, tổng nguồn vốn huy động để xây dựng nông thôn mới là 45.615 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ hơn 369 tỷ đồng; ngân sách địa phương trên 2.468 tỷ đồng; vốn lồng ghép các dự án 1.949 tỷ đồng; vốn tín dụng là 40.101 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp 221 tỷ đồng và cộng đồng dân cư đóng góp 504 tỷ đồng.
Theo ông Hồ Quốc Dũng, qua 6 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay diện mạo vùng nông thôn mới tỉnh Bình Định khởi sắc, nhân dân phấn khởi, tin tưởng và tích cực hưởng ứng tham gia phong trào. Chương trình xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào thi đua sâu rộng và có sức lan tỏa mạnh mẽ góp phần làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi; hạ tầng kinh tế-xã hội ngày càng hoàn thiện; đời sống văn hóa tinh thần của người dân nông thôn có nhiều chuyển biến; an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững; cảnh quan môi trường nông thôn dần được cải thiện. Bình Định vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất về thành tích xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và là đơn vị dẫn đầu trong khu vực Duyên hải Nam Trung bộ. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua cho huyện Tuy Phước và tặng Bằng khen cho 9 tập thể và 6 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015.
Phát huy kết quả đạt được từ nay đến năm 2020, Bình Định đặt mục tiêu 76 xã đạt chuẩn nông thôn mới chiếm tỷ lệ 62,3 % tổng số xã trên địa bàn tỉnh; có 4 đơn vị cấp huyện hoàn thành chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, Bình Định đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn đến năm 2020, đạt từ 40 - 45 triệu đồng/người/ năm. Bên cạnh đó, ưu tiên nguồn lực hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn, các xã bãi ngang ven biển và hải đảo có tỉ lệ hộ nghèo cao; phát động mạnh mẽ phong trào xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, nhằm tạo chuyển biến rõ nét trong xây dựng nông thôn mới./.
Trong giai đoạn 2011-2016, tổng nguồn vốn huy động để xây dựng nông thôn mới là 45.615 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ hơn 369 tỷ đồng; ngân sách địa phương trên 2.468 tỷ đồng; vốn lồng ghép các dự án 1.949 tỷ đồng; vốn tín dụng là 40.101 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp 221 tỷ đồng và cộng đồng dân cư đóng góp 504 tỷ đồng.
Theo ông Hồ Quốc Dũng, qua 6 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay diện mạo vùng nông thôn mới tỉnh Bình Định khởi sắc, nhân dân phấn khởi, tin tưởng và tích cực hưởng ứng tham gia phong trào. Chương trình xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào thi đua sâu rộng và có sức lan tỏa mạnh mẽ góp phần làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi; hạ tầng kinh tế-xã hội ngày càng hoàn thiện; đời sống văn hóa tinh thần của người dân nông thôn có nhiều chuyển biến; an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững; cảnh quan môi trường nông thôn dần được cải thiện. Bình Định vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất về thành tích xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và là đơn vị dẫn đầu trong khu vực Duyên hải Nam Trung bộ. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua cho huyện Tuy Phước và tặng Bằng khen cho 9 tập thể và 6 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015.
Phát huy kết quả đạt được từ nay đến năm 2020, Bình Định đặt mục tiêu 76 xã đạt chuẩn nông thôn mới chiếm tỷ lệ 62,3 % tổng số xã trên địa bàn tỉnh; có 4 đơn vị cấp huyện hoàn thành chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, Bình Định đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn đến năm 2020, đạt từ 40 - 45 triệu đồng/người/ năm. Bên cạnh đó, ưu tiên nguồn lực hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn, các xã bãi ngang ven biển và hải đảo có tỉ lệ hộ nghèo cao; phát động mạnh mẽ phong trào xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, nhằm tạo chuyển biến rõ nét trong xây dựng nông thôn mới./.
Nguyên Linh