Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, một báo cáo nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc Đại học Ben Gurion của Israel công bố ngày 2/5, cho thấy biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 không có khả năng loại bỏ được "người tiền nhiệm" và Delta có thể xuất hiện trở lại gây làn sóng lây nhiễm mới.
Một nhóm nhà nghiên cứu của Anh mới đây đã tiến hành nghiên cứu hồi cứu xem xét tỷ lệ tử vong của người mắc các biến thể phụ BA.1, BA.2 và BA.3 của Omicron với người nhiễm Delta, qua đó cung cấp thông tin cần thiết làm cơ sở để các cơ quan chức năng xây dựng các biện pháp ứng phó hữu hiệu với đại dịch COVID-19.
Chỉ trong một thời gian ngắn, thế giới đã tìm ra các loại vaccine hiệu quả có thể bảo vệ con người khỏi diễn tiến nặng khi mắc COVID-19, song các nhà sản xuất và phòng thí nghiệm vẫn đang nghiên cứu và tìm kiếm mọi giải pháp để có thể tạo ra một loại vaccine thế hệ mới vừa có thể bảo vệ con người khỏi nguy cơ bị bệnh nặng, vừa tạo ra hàng rào bảo vệ hiệu quả hơn đối với sự lây nhiễm của các biến thể, cũng như đối phó với sự suy giảm dần khả năng miễn dịch của vaccine.
Nguy cơ nhập viện của các trường hợp nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 chỉ là khoảng 1/3 so với những trường hợp nhiễm biến thể Delta, đó là kết quả phân tích của các nhà khoa học Anh sau khi nghiên cứu hơn 1 triệu ca nhiễm hai biến thể này trong những tuần gần đây.
Ngày 29/12, Bộ Y tế có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19.
Biến thể Omicron ít độc lực hơn (tức là ít khả năng gây bệnh nặng hơn) so với biến thể Delta. Nhà dịch tễ học hàng đầu của Australia, ông Tony Blakely đã đưa ra nhận định trên trong chương trình phát thanh 3AW Breakfast của Australia.
Ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới rút ngắn thời gian chờ tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19, từ 6 tháng xuống gần nhất là 3 tháng, sau khi các dữ liệu ban đầu cho thấy biến thể Omicron lây truyền nhanh hơn so với biến thể Delta và có thể “tấn công” cả những người đã tiêm phòng hoặc từng mắc COVID-19. Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng việc tiêm mũi tăng cường quá sớm có thể ảnh hưởng đến mức độ bảo vệ của vaccine trong dài hạn.
Nguy cơ tái nhiễm biến thể Omicron cao gấp 5 lần so với biến thể Delta, và không có dấu hiệu nào cho thấy biến thể này có thể gây bệnh nhẹ hơn so với Delta. Đây là kết quả nghiên cứu mà Đại học Hoàng gia London (ICL) vừa công bố trong bối cảnh số ca nhiễm mới đang gia tăng trên khắp châu Âu có thể khiến các lễ hội cuối năm phải hủy bỏ.
Theo phóng viên Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) tại Tokyo, các nhà khoa học Nhật Bản vừa phát hiện một đột biến trong biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 khiến cho biến thể này trở nên nguy hiểm hơn.
Theo các chuyên gia y tế Nam Phi, biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây các triệu chứng bệnh nhẹ hơn so với các biến thể như Delta và Beta, dù tốc độ lây lan của biến thể này rất nhanh.
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, nhật báo Les Echos số ra ngày 8/12 dẫn nhận định của giới khoa học cho biết vaccine hiện tại có thể giúp các bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron tránh được tình trạng bệnh nghiêm trọng. Các dữ liệu sơ bộ cũng cho thấy bản thân biến thể này cũng không gây ra nhiều trường hợp bệnh nghiêm trọng hơn so với biến thể Delta. Các nghiên cứu về biến thể mới vẫn đang được triển khai, tập trung vào hiệu quả của mũi vaccine tăng cường.
Trong những tháng gần đây các ca mắc mới COVID-19 ở những người đã tiêm vaccine ngày càng phổ biến, trong bối cảnh biến thể Delta lây lan mạnh và khả năng miễn dịch nhờ tiêm vaccine giảm dần. Điều này cho thấy cần phải tiêm liều vaccine tăng cường cho những người đã tiêm đủ liều sau một khoảng thời gian nhất định.
Hiện các nhà khoa học trên toàn thế giới đang chạy đua để "giải mã" Omicron- biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19. Cho đến nay, giới nghiên cứu đã chỉ ra một số đặc điểm giống và khác nhau giữa biến thể này và biến thể Delta đang là biến thể gây bệnh chủ đạo trên thế giới.
Các nhà khoa học từ Florida (Mỹ) đã tiến hành một nghiên cứu để xác định nguy cơ truyền virus SARS-CoV-2 từ những người đã tiêm vaccine vẫn nhiễm biến thể Delta. Kết quả cho thấy tải lượng virus ở các ca nhiễm biến thể Delta sau tiêm phòng tương đối thấp so với ở những ca chưa tiêm, tuy nhiên, trong đa số trường hợp nhiễm biến thể Delta, tải lượng virus trên ngưỡng có thể lây sang người khác.
Một số kết quả nghiên cứu công bố gần đây cho thấy những người đã tiêm vaccine phòng COVID-19 đầy đủ ít có khả năng lây lan virus sang người khác hơn, kể cả với biến thể Delta.
Các thành viên lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của Ấn Độ ngày 7/9 kêu gọi các bác sĩ cần xếp vào dạng nghi nhiễm các trường hợp xuất hiện những triệu chứng như giảm thính lực, khô miệng, đau nhói đầu, viêm kết mạc, giảm tiết nước bọt và phát ban trên da, ngay cả khi không có các triệu chứng phổ biến như sốt, ho, khó thở.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh đã gửi thư ngỏ tới những người đã chiến thắng biến thể Delta.
Kết quả nghiên cứu sức khỏe cộng đồng ở Anh cho thấy khả năng bảo vệ của hai loại vaccine ngừa COVID-19 được sử dụng nhiều nhất hiện nay nhằm phòng ngừa biến thể Delta là Pfizer/BioNTech và AstraZeneca giảm sau 3 tháng tiêm mũi thứ 2. Nghiên cứu do Văn phòng Thống kê quốc gia Anh phối hợp với Bộ Y tế và Chăm sóc sức khỏe Anh thực hiện và công bố mới đây.
Theo phóng viên Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) tại La Habana, ngày 13/8, Tập đoàn công nghệ sinh học và dược phẩm Cuba (BioCubaFarma) cho biết các loại vaccine ngừa COVID-19 do chính nước này bào chế và sản xuất có khả năng chống lại biến thể Delta của virus SARS-CoV-2, cũng là chủng đang gây ra làn sóng lây nhiễm nghiêm trọng tại đảo quốc Caribe này và nhiều nước khác trên thế giới.
Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko ngày 11/8 công bố đánh giá mới nhất về hiệu quả của vaccine Sputnik V trong phòng chống biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ và đang trở thành biến thể chủ yếu gây ra làn sóng mới của dịch bệnh COVID-19 tại nhiều nước.
Một nghiên cứu của các chuyên gia tại Australia cho thấy biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 dường như có thể khiến những người trẻ, khỏe mạnh có nguy cơ bị biến chứng tim mạch và làm gia tăng tỷ lệ tử vong ở nhóm đối tượng này.
Ngày 6/8, các nhà nghiên cứu Anh đã công bố những bằng chứng đầu tiên về việc biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 sản sinh ra lượng virus như nhau ở những người đã tiêm vaccine và những người chưa tiêm vaccine phòng bệnh.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, tập đoàn Dược phẩm quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) - nhà sản xuất vaccine ngừa COVID-19 hàng đầu nước này - mới đây thông báo rằng nhóm nghiên cứu của Sinopharm đã phát hiện một kháng thể trung hòa mạnh mẽ chống lại biến thể Delta, có thể có hiệu quả trong việc phòng ngừa ngắn hạn và điều trị sớm bệnh COVID-19 do biến thể này gây ra.
Phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh dẫn Thời báo Hoàn Cầu ngày 30/7 cho biết, trong cuộc Đối thoại Kinh doanh về Hợp tác vaccine do Bộ Ngoại giao Trung Quốc chủ trì hôm 29/7 vừa qua, một số quan chức các công ty vaccine Trung Quốc cho biết, các nhà sản xuất vaccine ngừa COVID-19 của nước này đang tiến hành những thử nghiệm chống lại biến thể Delta trên các sản phẩm của họ.
Ngày 28/7, theo dữ liệu mới được hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) công bố, liều thứ ba vaccine của Pfizer/BioNTech ngừa COVID-19 có thể tăng cường mạnh mẽ khả năng của cơ thể chống lại biến thể Delta.
Hai mũi vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer hoặc AstraZeneca có hiệu quả ngăn ngừa biến thể Delta gần tương đương với hiệu quả trước biến thể Alpha. Đây là kết quả của một nghiên cứu công bố trên Tạp chí y khoa New England số ra ngày 21/7.
Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca và liên doanh Pfizer (Mỹ) - BioNTech (Đức) vẫn có hiệu quả chống lại hai biến thể của SARS-CoV-2 phát hiện lần đầu tại Ấn Độ là Delta và Kappa. Đây là kết quả một nghiên cứu do các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Oxford thực hiện và công bố trên tạp trí Cell ngày 23/4, qua đó khuyến khích các nước đẩy mạnh chương trình tiêm chủng để phòng dịch COVID-19.
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ngày 23/6, nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu vật lý và hóa học (RIKEN) ở thành phố Kobe đã công bố kết quả đánh giá xác suất nhiễm các biến thể của virus SARS-CoV-2 cao hơn nhiều lần so với virus SARS-CoV-2 thông thường.