Ngày 13/3, tại buổi làm việc với huyện Châu Thành A và các ngành liên quan, ông Lữ Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đã chỉ đạo phải sớm họp dân để giải quyết dứt điểm khiếu nại. Theo đó, mời số dân trước đây ký đồng ý xây cầu và số dân khiếu nại hiện nay để giải thích cho người dân hiểu. Không để một vài khiếu nại của người dân làm chậm tiến độ thi công cây cầu. Cũng như không vì quyền lợi một vài cá nhân, gia đình mà ảnh hưởng chung trong đầu tư phát triển của địa phương; đồng thời, thông tin chính thức tới các cơ quan báo chí, tránh tình trạng đưa tin một chiều, gây hoang mang dư luận.
Tại buổi họp, ông Nguyễn Ngọc Long, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hậu Giang, cho biết, cầu Tân Hiệp bắc qua kênh Tân Hiệp, nối trục đường chính rộng 37m thuộc nội ô thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A. Năm 2006, cây cầu do huyện Châu Thành A làm chủ đầu tư. Năm 2015, công trình được bàn giao về Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Hậu Giang.
Thời điểm huyện làm chủ đầu tư và thi công công trình, huyện đã tổ chức lấy ý kiến người dân và có văn bản thống nhất là kênh Tân Hiệp chủ yếu thoát nước, chứ không có phương tiện giao thông đường thủy. Do đó cây cầu Tân Hiệp đảm bảo thông thuyền tại mức nước cao nhất tối thiểu 1,2m, còn mức nước trung bình thì dao động từ 1,5m đến 1,8m. Với mức thông thuyền 1,2m vẫn đảm bảo cho ghe thuyền nhỏ lưu thông.
Ông Long cho biết, đây là cây cầu nằm trong thị trấn, thuộc trung tâm thị trấn Một Ngàn, nên để đảm bảo mỹ quan và không có nhu cầu giao thông đường thủy, thì cầu này nên giao cắt cùng mức với mặt đường là phù hợp, nếu vượt cao hơn mức đường thì sẽ phá vỡ cảnh quan và làm xấu thị trấn.
Còn một số ý kiến cho rằng, tại sao cùng trên tuyến kênh này, còn hai cái cầu khác lại làm có độ thông thuyền cao lên, là cầu Tân Hiệp thuộc tuyến quốc lộ 61C và một cầu Tân Hiệp nữa thuộc đường tỉnh 931B.
Ông Long cho biết, về mặt kỹ thuật, đó là những cây cầu nằm trên tuyến quốc lộ và đường tỉnh, do đó tốc độ thiết kế khác, tốc độ cao hơn, tải trọng cao hơn nên phải làm cao lên trên tuyến đường tỉnh 929, nhằm đảm bảo an toàn giao thông.
Còn trong quy hoạch giao thông thủy thì kênh Tân Hiệp không nằm trong phát triển giao thông thủy, mà chỉ là tuyến kênh thoát nước và đảm bảo mỹ quan chung cho thị trấn Một Ngàn.
Ông Phan Thạch Em, Bí thư Huyện ủy Châu Thành A, cho biết, cây cầu này đã xây dựng cả năm nay nhưng không nghe ai phản ánh gì cả, kể cả thi công thực hiện gác dầm 2 bên mố đã xong.
Tuy nhiên đến khi thi công gác dầm giữa thì bị phản ánh. Về mặt thủ tục xây dựng cây cầu, huyện đã làm đúng quy trình. Có họp dân, trưng bày 2 phương án là cầu tỉnh không cao và cầu đang làm với tỉnh không thấp.
Sau 60 ngày trưng bày tại thị trấn Một Ngàn đều đã được người dân đồng tình, có 41 hộ/50 hộ được mời tham dự đều ký tên đồng tình làm cầu tỉnh không thấp.
Trong thời gian tới, huyện sẽ sớm phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức họp dân và sẽ có thông tin chính thức đến các phương tiện thông tin đại chúng./.
Công trình cầu Tân Hiệp bị ánh xây dựng quá thấp, tàu ghe không thể lưu thông, ảnh hưởng đến sinh hoạt, kinh doanh của hàng trăm hộ dân nơi đây. Ảnh: Duy Khương – TTXVN |
Tại buổi họp, ông Nguyễn Ngọc Long, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hậu Giang, cho biết, cầu Tân Hiệp bắc qua kênh Tân Hiệp, nối trục đường chính rộng 37m thuộc nội ô thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A. Năm 2006, cây cầu do huyện Châu Thành A làm chủ đầu tư. Năm 2015, công trình được bàn giao về Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Hậu Giang.
Thời điểm huyện làm chủ đầu tư và thi công công trình, huyện đã tổ chức lấy ý kiến người dân và có văn bản thống nhất là kênh Tân Hiệp chủ yếu thoát nước, chứ không có phương tiện giao thông đường thủy. Do đó cây cầu Tân Hiệp đảm bảo thông thuyền tại mức nước cao nhất tối thiểu 1,2m, còn mức nước trung bình thì dao động từ 1,5m đến 1,8m. Với mức thông thuyền 1,2m vẫn đảm bảo cho ghe thuyền nhỏ lưu thông.
Ông Long cho biết, đây là cây cầu nằm trong thị trấn, thuộc trung tâm thị trấn Một Ngàn, nên để đảm bảo mỹ quan và không có nhu cầu giao thông đường thủy, thì cầu này nên giao cắt cùng mức với mặt đường là phù hợp, nếu vượt cao hơn mức đường thì sẽ phá vỡ cảnh quan và làm xấu thị trấn.
Công trình cầu Tân Hiệp bị ánh xây dựng quá thấp, tàu ghe không thể lưu thông, ảnh hưởng đến sinh hoạt, kinh doanh của hàng trăm hộ dân nơi đây. Ảnh: Duy Khương – TTXVN |
Còn một số ý kiến cho rằng, tại sao cùng trên tuyến kênh này, còn hai cái cầu khác lại làm có độ thông thuyền cao lên, là cầu Tân Hiệp thuộc tuyến quốc lộ 61C và một cầu Tân Hiệp nữa thuộc đường tỉnh 931B.
Ông Long cho biết, về mặt kỹ thuật, đó là những cây cầu nằm trên tuyến quốc lộ và đường tỉnh, do đó tốc độ thiết kế khác, tốc độ cao hơn, tải trọng cao hơn nên phải làm cao lên trên tuyến đường tỉnh 929, nhằm đảm bảo an toàn giao thông.
Còn trong quy hoạch giao thông thủy thì kênh Tân Hiệp không nằm trong phát triển giao thông thủy, mà chỉ là tuyến kênh thoát nước và đảm bảo mỹ quan chung cho thị trấn Một Ngàn.
Ông Phan Thạch Em, Bí thư Huyện ủy Châu Thành A, cho biết, cây cầu này đã xây dựng cả năm nay nhưng không nghe ai phản ánh gì cả, kể cả thi công thực hiện gác dầm 2 bên mố đã xong.
Tuy nhiên đến khi thi công gác dầm giữa thì bị phản ánh. Về mặt thủ tục xây dựng cây cầu, huyện đã làm đúng quy trình. Có họp dân, trưng bày 2 phương án là cầu tỉnh không cao và cầu đang làm với tỉnh không thấp.
Sau 60 ngày trưng bày tại thị trấn Một Ngàn đều đã được người dân đồng tình, có 41 hộ/50 hộ được mời tham dự đều ký tên đồng tình làm cầu tỉnh không thấp.
Trong thời gian tới, huyện sẽ sớm phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức họp dân và sẽ có thông tin chính thức đến các phương tiện thông tin đại chúng./.
Duy Ba