Không cần mặc đồ bảo hộ, không có khả năng lây nhiễm virus và làm việc bền bỉ 24/7, hệ thống robot VIBOT đã trở thành những tình nguyện viên đắc lực tại các bệnh viện dã chiến.
Sáng 29/6, tại TP.HCM, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ Xuất quân Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 5 và Đội Công binh số 2 lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan.
Ngày 25/7, Đoàn công tác của Tỉnh ủy Đắk Lắk do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đình Trung làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác chuẩn bị tại Bệnh viện Dã chiến số 1 điều trị bệnh nhân COVID-19 của tỉnh Đắk Lắk và Khu cách ly tập trung tại Ký túc xá Trường Đại học Tây Nguyên.
Trước tình hình số ca mắc COVID-19 không ngừng tăng cao trên địa bàn, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh vừa thành lập thêm 2 bệnh viện dã chiến thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 bằng việc chuyển đổi công năng của 2 chung cư tái định cư ở Quận 12 và thành phố Thủ Đức.
Để đảm bảo đủ các điều kiện phục vụ cho việc cách ly, điều trị trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có phương án xây dựng Bệnh viện dã chiến để ứng phó kịp thời khi có tính huống xấu xảy ra.
Chiều 11/5, phát biểu tại Hội nghị trực tuyến với các điểm cầu trong cả nước về chủ động ứng phó và xử lý dịch COVID-19 trong tình huống khẩn cấp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nêu rõ, tại Việt Nam trong thời gian gần đây dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức nghiêm trọng. Chỉ trong vòng có 2 tuần, nhiều tỉnh đã có dịch, một số bệnh viện đã có người bệnh, người nhà và nhân viên y tế mắc COVID-19, trong đó có chủng virus biến thể “siêu lây nhiễm” xuất hiện lần đầu ở Anh, Ấn Độ, nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao.
Chiều 24/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ tiễn quân Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 (2.3) lên đường làm nhiệm vụ tại Bentiu, Nam Sudan. 33/64 cán bộ, nhân viên Bệnh viện dã chiến 2.3 đi đợt đầu tiên đều bày tỏ vinh dự, tự hào khi thực hiện nhiệm vụ tại phái bộ Nam Sudan, trên chuyến bay vận tải quân sự C17 của Bộ Quốc phòng Australia.
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Hải Dương, đến 6 giờ ngày 18/2, Hải Dương có 5 ổ dịch lớn tại thành phố Chí Linh, huyện Cẩm Giàng, thị xã Kinh Môn, huyện Nam Sách và thành phố Hải Dương.
Ngày 8/2, ông Bùi Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh Phú Thọ cho biết, tỉnh Phú Thọ quyết định thiết lập bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 theo Kế hoạch 1604/KH-UBND. Ban Giám đốc Bệnh viện do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định bổ nhiệm. Giám đốc Bệnh viện chịu trách nhiệm toàn bộ việc xây dựng kế hoạch chi tiết để thiết lập bệnh viện, phương án huy động nguồn lực; bảo đảm bệnh viện phải được triển khai xong trước 5 ngày kể từ khi quyết định được ban hành.
Sáng 6/2, Đoàn công tác đặc biệt của Bộ Y tế gồm đại diện Cục Quản lý khám chữa bệnh và Bệnh viện Bạch Mai đã có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên, Sở Y tế và Trung tâm Y tế thành phố Điện Biên Phủ về việc khẩn trương thành lập bệnh viện dã chiến, điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 trên địa bàn.
Hiện tỉnh Hải Dương có 2 bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 đã đi vào hoạt động và đến chiều 30/1, hai cơ sở này đã tiếp nhận 153 bệnh nhân COVID-19 về điều trị.
Chiều 29/1, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã chủ trì tại điểm cầu Trung tâm Hội nghị Quốc gia phiên họp trực tuyến với các điểm cầu tại Bộ Y tế và các đơn vị y tế liên quan về việc thành lập các bệnh viện dã chiến tại Hải Dương. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long hoan nghênh việc trong thời gian ngắn chỉ 24 giờ, với sự hỗ trợ từ Bộ Y tế, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, tại Hải Dương đã thành lập hai bệnh viện dã chiến sẵn sàng điều trị cho cho khoảng 600 bệnh nhân COVID-19.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục phối hợp cùng các đơn vị chức năng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, tiếp nhận và phân phối tiền, hàng ủng hộ công tác phòng, chống dịch COVID-19 đến các cơ sở điều trị bệnh, các bệnh viện dã chiến, các khu cách ly, hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ phòng chống dịch và những người có hoàn cảnh khó khăn do dịch COVID-19. Đây là nội dung trọng tâm được triển khai của Ban vận động Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh.
Sáng 1/8, sau một đêm tích cực chuẩn bị, Bệnh viện dã chiến tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang (xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) đã cơ bản hoàn thành, sẵn sàng đón bệnh nhân mắc COVID-19. Bệnh viện dã chiến tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang có quy mô 200 giường, được sử dụng làm nơi cách ly, chăm sóc và điều trị bệnh nhân mắc COVID-19, “chia lửa” với Bệnh viện Đà Nẵng đang quá tải trong công tác khám, chữa bệnh.
Để đáp ứng tình hình dịch bệnh ở cấp độ 5, khi các cơ sở y tế có thể xảy ra tình trạng quá tải giường bệnh, UBND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định thiết lập Bệnh viện Dã chiến số 3 để điều trị bệnh nhân COVID-19. Theo đó, tại Văn bản số 79/KH-UBND ngày 5/5, UBND tỉnh Quảng Ninh quyết định thiết lập Bệnh viện Dã chiến số 3 tại Bệnh viện Đa khoa Hạ Long (phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long) bao gồm 4 tòa nhà, mỗi nhà 5 tầng, mỗi tầng 10 phòng. Quy mô bệnh viện gồm khoảng 350 giường bệnh.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo 142/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp bàn về phương án xây dựng bệnh viện dã chiến cho tình huống khẩn cấp dịch COVID-19.
Sáng 4/3, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 175 (Thành phố Hồ Chí Minh), Bộ Quốc phòng tổ chức lễ ra mắt và giao nhiệm vụ cho Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 3, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Phái bộ Nam Sudan.
Sau một thời gian ngắn gấp rút chuẩn bị, ngày 10/2, Bệnh viện dã chiến phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (nCoV) Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức đi vào hoạt động.
Sau khi nghiên cứu, khảo sát và kiểm tra thực tế, tỉnh Vĩnh Phúc đã quyết định lập bệnh viện dã chiến phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra. Bệnh viện này được lập tại Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật Vĩnh Phúc (cũ), nằm ở đường Nguyễn Tất Thành, thành phố Vĩnh Yên.
Ngày 8/2, Bộ Tư lệnh Thành phố và Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức triển khai các hoạt động chuẩn bị cho bệnh viện dã chiến phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh do chủng mới virus Corona (nCoV) của thành phố. Dự kiến bệnh viện dã chiến tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ chính thức đi vào hoạt động vào sáng 10/2.
Tại cuộc họp về công tác phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (nCoV) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chiều 3/2, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, việc xây dựng bệnh viện dã chiến là rất cần thiết, đề nghị các đơn vị nghiên cứu, lựa chọn vị trí và quy mô xây dựng bệnh viện phù hợp tình hình dịch bệnh để đạt hiệu quả cao.
Ngày 25/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, Toàn quyền Australia Peter Cosgrove đã đến thăm và gặp gỡ các cán bộ, nhân viên Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 1 của Việt Nam, đặt tại Bệnh viện Quân y 175.
Công tác đào tạo huấn luyện nhân sự, chuẩn bị trang thiết bị của Bệnh viện dã chiến số 1 cần được đẩy nhanh để cuối năm nay có thể hành quân sang Nam Sudan nhận nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Đó là chỉ đạo của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng tại buổi làm việc với Bệnh viện Quân y 175 và Bệnh viện dã chiến số 1, tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 22/2.
Ngày 22/2/2017, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng đến thăm và làm việc với Bệnh viện Quân y 175 Thành phố Hồ Chí Minh về công tác đào tạo huấn luyện nhân sự, chuẩn bị trang thiết bị của Bệnh viện dã chiến số 1 để cuối năm 2017, Bệnh viện dã chiến sẽ lên đường sang Nam Sudan làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.