Theo số liệu thống kê, toàn huyện Bát Xát có 19 cơ sở nuôi cá nước lạnh; trong đó có 8 cơ sở mang tính chất hàng hóa, 11 cơ sở nuôi thử nghiệm tập trung tại 4 xã vùng cao như Y Tý, Dền Sáng, Nậm Pung, Sàng Ma Sáo. Một trong những cơ sở nuôi có quy mô khá lớn là của gia đình ông Lưu Văn Quang, thôn Ngải Trồ, xã Dền Sáng bắt đầu hoạt động từ năm 2008 với khoảng 15 bể nuôi cá hồi vân và cá tầm.
Ông Quang cho biết, sau thời gian khá dài khảo sát kỹ lưỡng về địa chất, nguồn nước, tìm hiểu các điều kiện nuôi cá nước lạnh, gia đình ông đã mạnh dạn đầu từ 1 vạn con giống để nuôi nhưng chết gần hết, thua lỗ 500 triệu đồng. Nguyên nhân do cơ sở của ông Quang chưa nắm bắt được hết kỹ thuật nuôi cá nước lạnh nên còn nhiều bỡ ngỡ trong khâu xử lý về các bệnh của cá.
Qua nhiều năm học hỏi kinh nghiệm một số nơi, đến nay, cơ sở của ông có thể ứng phó kịp thời về kỹ thuật nuôi cá. Hiện cơ sở mỗi năm đã có thể thả nuôi gần 2 vạn con giống. Trong điều kiện thuận lợi, hàng năm cơ sở sản xuất bán ra thị trường khoảng 15 tấn cá thương phẩm, thu về gần 3 tỷ đồng.
Theo ông Lưu Văn Quang, điều kiện thuận lợi xây dựng mô hình nuôi cá hồi, cá tầm thương phẩm ở đây là nguồn nước tự nhiên, dồi dào và đảm bảo chất lượng. Đến nay có thể khẳng định vùng đất này nuôi giống cá tầm có thể đạt tỷ lệ sống trên 90%; trong đó cá hồi đạt 70%. Đặc biệt, từ đầu năm 2017, cơ sở của ông Quang đang bắt đầu hướng đến thực hiện nuôi cá nước lạnh an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP với hy vọng cá thương phẩm thời gian tới cho ra thị trường sẽ có thương hiệu, giá trị kinh tế cao.
Ông Hoàng Thông Liềm, Chủ tịch UBND xã Dền Sáng cho biết, mô hình nuôi cá nước lạnh ở địa phương hiện có 6 cơ sở quy mô lớn được đầu tư từ 2 - 15 bể và 5 hộ gia đình nuôi có 1 bể. Việc phát triển mô hình nuôi cá nước lạnh tạo ra sản phẩm hàng hóa giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, giúp một số hộ là đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, việc nuôi cá nước lạnh ở huyện Bát Xát cũng đang gặp không ít khó khăn. Theo ông Nguyễn Văn Đàm, chủ nhiệm Hợp tác xã Thủy Lâm nuôi cá nước lạnh ở thôn Ngải Trồ cho biết, giá bán cá nước lạnh thương phẩm năm 2017 (250.000 đồng/kg) giảm gần 100.000 đồng/kg so với năm 2016 (160.000 đồng/kg).
Nguyên nhân xuất phát từ các hộ dân phát triển nuôi cá nước lạnh mang tính tự phát dẫn đến tình trạng nhiều cơ sở nuôi cá nước lạnh cùng sử dụng chung một nguồn nước, gây khó khăn trong công tác quản lý dịch bệnh, hóa chất và chất lượng sản phẩm.
Cùng với đó, nguồn cung cấp con giống, thức ăn phục vụ nuôi cá nước lạnh phần lớn nhập khẩu từ nước ngoài nên giá thành cao; chi phí đầu tư xây dựng bể nuôi, mua vật tư phục vụ sản xuất lớn dẫn đến giá thành sản xuất cao, khó cạnh tranh với cá nuôi nước lạnh nhập lậu.
Mong muốn của những người nuôi cá nước lạnh ở Bát Xát hiện nay là ngành chức năng điều tiết được giá cả, giữ ổn định thị trường. Đồng thời có chính sách bảo vệ quyền lợi người nuôi cá nước lạnh thông qua việc điều chỉnh giá, thẩm định nguồn gốc sản phẩm và ngăn chặn cá nhập lậu, xây dựng thương hiệu cá hồi, cá tầm Bát Xát.
Những năm qua, nghề nuôi cá nước lạnh phát triển mạnh mang lại thu nhập lớn cho người dân các huyện vùng cao của Lào Cai; trong đó có Bát Xát nhờ môi trường tự nhiên được bảo vệ, nguồn nước được đảm bảo cho đàn cá sinh trưởng. Việc nuôi cá nước lạnh đều dựa vào môi trường tự nhiên.
Tuy nhiên, về lâu dài việc khai thác nguồn nước và các hoạt động sản xuất trong khu vực sẽ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, vì thế nếu không có chính sách giữ rừng và làm sạch nguồn nước tự nhiên sẽ khó phát triển bền vững được nghề nuôi cá nước lạnh tại địa phương.
Ông Nguyễn Quốc Huy, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bát Xát cho biết, trước tình hình trên, huyện đã chỉ đạo tiến hành thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng và khai thác nguồn nước. Đồng thời cử cán bộ địa bàn ở tại các xã để theo dõi, kiểm tra, tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo việc khai thác nguồn nước của các hộ nuôi cá nước lạnh không ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.
Năm 2016, tỉnh Lào Cai đã thực hiện về việc nộp phí dịch vụ môi trường rừng đối với 39 cơ sở nuôi cá nước lạnh. Theo đó, đối tượng phải chi trả gồm các tổ chức, hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình, cá nhân nuôi cá nước lạnh có nguồn nước từ rừng. Ở Bát Xát các cơ sở phát triển nuôi cá nước lạnh đều nằm trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát, trong đó có 6 cơ sở nuôi cá nước lạnh ở xã Dền Sáng, Y Tý, Nậm Pung đã tham gia chi trả dịch vụ môi trường rừng. Việc nộp phí dịch vụ môi trường rừng là cơ sở ban đầu để tái đầu tư bảo vệ môi trường sinh thái, phục vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Ông Quang cho biết, sau thời gian khá dài khảo sát kỹ lưỡng về địa chất, nguồn nước, tìm hiểu các điều kiện nuôi cá nước lạnh, gia đình ông đã mạnh dạn đầu từ 1 vạn con giống để nuôi nhưng chết gần hết, thua lỗ 500 triệu đồng. Nguyên nhân do cơ sở của ông Quang chưa nắm bắt được hết kỹ thuật nuôi cá nước lạnh nên còn nhiều bỡ ngỡ trong khâu xử lý về các bệnh của cá.
Qua nhiều năm học hỏi kinh nghiệm một số nơi, đến nay, cơ sở của ông có thể ứng phó kịp thời về kỹ thuật nuôi cá. Hiện cơ sở mỗi năm đã có thể thả nuôi gần 2 vạn con giống. Trong điều kiện thuận lợi, hàng năm cơ sở sản xuất bán ra thị trường khoảng 15 tấn cá thương phẩm, thu về gần 3 tỷ đồng.
Theo ông Lưu Văn Quang, điều kiện thuận lợi xây dựng mô hình nuôi cá hồi, cá tầm thương phẩm ở đây là nguồn nước tự nhiên, dồi dào và đảm bảo chất lượng. Đến nay có thể khẳng định vùng đất này nuôi giống cá tầm có thể đạt tỷ lệ sống trên 90%; trong đó cá hồi đạt 70%. Đặc biệt, từ đầu năm 2017, cơ sở của ông Quang đang bắt đầu hướng đến thực hiện nuôi cá nước lạnh an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP với hy vọng cá thương phẩm thời gian tới cho ra thị trường sẽ có thương hiệu, giá trị kinh tế cao.
Ông Hoàng Thông Liềm, Chủ tịch UBND xã Dền Sáng cho biết, mô hình nuôi cá nước lạnh ở địa phương hiện có 6 cơ sở quy mô lớn được đầu tư từ 2 - 15 bể và 5 hộ gia đình nuôi có 1 bể. Việc phát triển mô hình nuôi cá nước lạnh tạo ra sản phẩm hàng hóa giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, giúp một số hộ là đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, việc nuôi cá nước lạnh ở huyện Bát Xát cũng đang gặp không ít khó khăn. Theo ông Nguyễn Văn Đàm, chủ nhiệm Hợp tác xã Thủy Lâm nuôi cá nước lạnh ở thôn Ngải Trồ cho biết, giá bán cá nước lạnh thương phẩm năm 2017 (250.000 đồng/kg) giảm gần 100.000 đồng/kg so với năm 2016 (160.000 đồng/kg).
Nguyên nhân xuất phát từ các hộ dân phát triển nuôi cá nước lạnh mang tính tự phát dẫn đến tình trạng nhiều cơ sở nuôi cá nước lạnh cùng sử dụng chung một nguồn nước, gây khó khăn trong công tác quản lý dịch bệnh, hóa chất và chất lượng sản phẩm.
Cùng với đó, nguồn cung cấp con giống, thức ăn phục vụ nuôi cá nước lạnh phần lớn nhập khẩu từ nước ngoài nên giá thành cao; chi phí đầu tư xây dựng bể nuôi, mua vật tư phục vụ sản xuất lớn dẫn đến giá thành sản xuất cao, khó cạnh tranh với cá nuôi nước lạnh nhập lậu.
Mong muốn của những người nuôi cá nước lạnh ở Bát Xát hiện nay là ngành chức năng điều tiết được giá cả, giữ ổn định thị trường. Đồng thời có chính sách bảo vệ quyền lợi người nuôi cá nước lạnh thông qua việc điều chỉnh giá, thẩm định nguồn gốc sản phẩm và ngăn chặn cá nhập lậu, xây dựng thương hiệu cá hồi, cá tầm Bát Xát.
Những năm qua, nghề nuôi cá nước lạnh phát triển mạnh mang lại thu nhập lớn cho người dân các huyện vùng cao của Lào Cai; trong đó có Bát Xát nhờ môi trường tự nhiên được bảo vệ, nguồn nước được đảm bảo cho đàn cá sinh trưởng. Việc nuôi cá nước lạnh đều dựa vào môi trường tự nhiên.
Tuy nhiên, về lâu dài việc khai thác nguồn nước và các hoạt động sản xuất trong khu vực sẽ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, vì thế nếu không có chính sách giữ rừng và làm sạch nguồn nước tự nhiên sẽ khó phát triển bền vững được nghề nuôi cá nước lạnh tại địa phương.
Ông Nguyễn Quốc Huy, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bát Xát cho biết, trước tình hình trên, huyện đã chỉ đạo tiến hành thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng và khai thác nguồn nước. Đồng thời cử cán bộ địa bàn ở tại các xã để theo dõi, kiểm tra, tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo việc khai thác nguồn nước của các hộ nuôi cá nước lạnh không ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.
Năm 2016, tỉnh Lào Cai đã thực hiện về việc nộp phí dịch vụ môi trường rừng đối với 39 cơ sở nuôi cá nước lạnh. Theo đó, đối tượng phải chi trả gồm các tổ chức, hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình, cá nhân nuôi cá nước lạnh có nguồn nước từ rừng. Ở Bát Xát các cơ sở phát triển nuôi cá nước lạnh đều nằm trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát, trong đó có 6 cơ sở nuôi cá nước lạnh ở xã Dền Sáng, Y Tý, Nậm Pung đã tham gia chi trả dịch vụ môi trường rừng. Việc nộp phí dịch vụ môi trường rừng là cơ sở ban đầu để tái đầu tư bảo vệ môi trường sinh thái, phục vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Cao Hương