Trung bình mỗi năm, nông dân tại tỉnh Nam Định sử dụng trên 600 tấn thuốc bảo vệ thực vật để phun cho lúa và các loại hoa màu. Vỏ thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng thường bị người dân vứt bừa bãi ngay trên bờ ruộng gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước xung quanh. Để hạn chế tình trạng trên, những năm gần đây, nhiều địa phương tại Nam Định đã xây dựng và duy trì mô hình "Bể chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật" đem lại hiệu quả cao.
Thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Bình, hiện trên địa bàn toàn tỉnh có hơn 71 ha lúa Đông Xuân bị nhiễm bệnh đạo ôn và đang có xu hướng lây lan ra diện rộng.
Theo Cục Bảo vệ thực vật, do thời tiết thuận lợi, trời nhiều mây, ẩm độ không khí cao nên nhiều đối tượng sinh vật dịch hại trên lúa tiếp tục phát sinh gây hại trên các trà lúa Đông Xuân ở các tỉnh phía Bắc. Các tỉnh cần tăng cường điều tra phát hiện dự tính dự báo và theo dõi chặt các đối tượng sinh vật gây hại chính trên lúa; tổ chức phòng trừ kịp thời ở những nơi có mật độ sâu, tỷ lệ hại cao, khi còn trên diện hẹp.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Thọ cho biết, đơn vị vừa triển khai mô hình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) trên giống lúa TBR 225 gắn với dịch vụ bảo vệ thực vật vụ Mùa 2023 trên 5 ha tại xã Mỹ Thuận, huyện Tân Sơn (Phú Thọ) với tổng số 53 hộ tham gia.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp thống kê, đến nay, toàn tỉnh có hơn 1.350 thùng chứa rác thải thuốc bảo vệ thực vật, là những thùng chứa bao bì và chai thuốc trừ sâu đã sử dụng. Để bảo vệ môi trường, tỉnh đã mở rộng hoạt động thành lập các nhóm thanh niên tự quản bảo vệ môi trường, Hội Nông dân… thu gom bao bì, chai lọ thuốc trừ sâu đã sử dụng đưa vào thùng chứa được trang bị ở các địa phương. Mô hình thu gom rác thải nông nghiệp nguy hại thực hiện mạnh ở các huyện Tháp Mười, Cao Lãnh, Thanh Bình và Tam Nông.
Ngày 28/4, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng) cho biết, từ đầu tháng 4 đến nay trên địa bàn thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương, bọ xít muỗi có xu hướng phát triển tại các vườn cà phê, nhất là những diện tích trồng dày và trồng xen dưới tán cây hồng ăn trái.
Theo Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong vụ Hè Thu 2019, các tỉnh phía Nam đã xuống giống được gần 857.000 ha. Hiện nay, trà lúa chủ yếu đang ở giai đoạn mạ, đẻ nhánh và đòng trổ.
Tại khu phố Bình Thiện, phường Tân Thiện, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước - hộ gia đình ông Ngô Duy Hợp tìm ra giải pháp thành công với mô hình trồng rau sạch không dùng thuốc bảo vệ thực vật nhờ dung dịch củ, quả để phun xua đuổi côn trùng, sâu bọ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có quyết định số 501/QĐ-BNN-BVTV về việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl và Fipronil ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.