Môi trường tự nhiên giúp đàn voi sinh trưởng phát triển tốt hơn. Ảnh: Dương Giang - TTXVN |
Các đơn vị chức năng trên địa bàn tỉnh đã hướng dẫn cho các chủ voi kỹ thuật chăm sóc, nhất là phương pháp cho voi ăn, uống hợp lý, đảm bảo dinh dưỡng, giảm số ngày cũng như trọng tải khi voi tham gia vận chuyển khách du lịch nhằm bảo đảm sức khỏe, tuổi thọ cho voi nhà. Khi phát hiện các cá thể voi bị bệnh, bị thương, các chủ voi cần báo ngay với các đơn vị chức năng để voi được khám, điều trị bệnh kịp thời.
Đặc biệt, mới đây, Trung tâm bảo tồn voi Đắk Lắk đã tổ chức gắn chíp điện tử dưới da cho từng cá thể voi nhà. Mỗi cá thể voi được lập hồ sơ về các thông số từ chiều cao, cân nặng, giới tính, tiểu sử bệnh tật…nhằm giúp công tác quản lý, chăm sóc, nghiên cứu về đàn voi nhà được thuận lợi hơn.
Hiện nay, tại Đắk Lắk, đàn voi nhà có 45 cá thể (gồm 26 cá thể cái, 19 cá thể đực), tập trung ở huyện Buôn Đôn và huyện Lắk. Bên cạnh đó, Đắk Lắk còn có quần thể voi hoang dã gồm 5 đàn voi với tổng số khoảng 80 đến 100 cá thể. Quần thể voi hoang dã này sống tập trung tại các huyện Buôn Đôn, Ea Súp, Cư M’gar. Tỉnh tổ chức quản lý chặt chẽ quần thể voi hoang dã này; đồng thời, vận động đồng bào các dân tộc chuyển đổi cây trồng trong khu vực có voi, nhờ đó đã hạn chế được thiệt hại về cây trồng do voi gây ra.
Quang Huy