Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, bão số 4 đã làm 1 người bị thương; 93 nhà hư hại như tốc mái, đổ tường; 2 điểm trường bị hư hỏng, tốc mái; ngập cục bộ đường, ngầm tràn 16 điểm giao thông.
Mưa lũ trong những ngày vừa qua ở Hà Tĩnh đã gây ngập úng tại nhiều khu dân cư và trường học, trạm y tế. Hiện, môi trường đã bị ô nhiễm, nguy cơ bùng phát dịch bệnh sau lũ rất lớn. Trước thực trạng này, người dân, chính quyền địa phương đã phối hợp với các lực lượng chức năng tập trung dọn dẹp vệ sinh môi trường sau lũ nhằm sớm ổn định đời sống.
Theo phóng viên TTXVN tại các địa phương, ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 và mưa kéo dài từ tối 22/9 đến ngày 23/9 đã gây nhiều thiệt hại về người và tài sản tại các địa phương.
Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh thông tin, tính đến 7 giờ ngày 20/9, do ảnh hưởng của bão, hoàn lưu sau bão nên ở tỉnh đã có mưa rất to.
Đồn Biên phòng Hướng Lập cùng chính quyền địa phương, người dân vận động 5 hộ với 21 nhân khẩu di dời khỏi vị trí có nguy cơ sạt lở, lũ ống tới nơi an toàn.
Trưa 19/9, theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị, trong những giờ qua, trên địa bàn có mưa to, lượng mưa phổ biến từ 80 - 140mm, một số nơi ở huyện miền núi Đakrông cao hơn như: La Tó 223mm, Tà Long 195,8mm, Ba Nang 152,8mm.
Trước diễn biến bão số 4, nguy cơ mưa lũ trên diện rộng và sạt lở đất đá, ngoài lực lượng nòng cốt là Quân đội, Biên phòng và Công an, tỉnh Quảng Bình đã kích hoạt đội xung kích phòng, chống thiên tai với hơn 12.000 người tại 151 xã, phường, thị trấn.
Sáng 19/9, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã cho học sinh nghỉ học để ứng phó với bão số 4 dự kiến đổ bộ vào đất liền khu vực miền Trung.
Sáng 19/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên – Huế thông tin, trước tình hình mưa gió do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, các địa phương của tỉnh đã chủ động rà soát, lên phương án di dời người dân ở những vị trí có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn.
Sáng 19/9, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị Võ Viết Cường cho biết, do ảnh hưởng của bão số 4 nên trên địa bàn đã có gió cấp 7, giật cấp 8.
Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 10/10, áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 4) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực đảo Hải Nam (Trung Quốc).
Do ảnh hưởng của bão số 4, trong 24 giờ qua, trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã xuất hiện mưa to và rất to ở một số khu vực, ảnh hưởng đến tài sản của người dân.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, lúc 4 giờ ngày 9/10, vị trí tâm bão số 4 ở vào khoảng 21,6 độ Vĩ Bắc; 113,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102 km/giờ), giật cấp 13, di chuyển chậm theo hướng Tây với tốc độ khoảng 5 km/giờ.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, lúc 4 giờ ngày 8/10, vị trí tâm bão số 4 ở vào khoảng 21,4 độ Vĩ Bắc; 114,7 độ Kinh Đông, cách Hồng Kông (Trung Quốc) khoảng 120 km về phía Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (118-149 km/giờ), giật cấp 16, di chuyển chậm theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 5 km/giờ.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, lúc 4 giờ ngày 7/10, vị trí tâm bão số 4 ở vào khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 115,6 độ Kinh Đông; cách Hồng Kông (Trung Quốc) khoảng 190 km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134-149 km/giờ), giật cấp 16, di chuyển chậm theo hướng Tây với tốc độ khoảng 5 km/giờ.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, lúc 4 giờ ngày 6/10, vị trí tâm bão số 4 (bão KOINU) ở vào khoảng 21,8 độ Vĩ Bắc; 118,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, cách Hồng Kông (Trung Quốc) khoảng 430 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (103-117 km/ giờ), giật cấp 14, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 10 km/giờ.
Các địa phương chịu ảnh hưởng bởi mưa lũ chủ động bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân tại các khu vực bị chia cắt do ngập sâu, sạt lở, sẵn sàng tổ chức cứu trợ cho các hộ dân có nguy cơ thiếu đói.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, VNR vừa có văn bản số 3001/BC-ĐS gửi Bộ Giao thông Vận tải báo cáo về tình hình thiệt hại và công tác khắc phục hậu quả bão số 4 (bão Noru) gây ra trên tuyến đường sắt Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh (đường sắt Bắc - Nam).
Mưa lớn sau bão số 4, nước sông lên nhanh, các hồ đập, thủy điện xả tràn đã gây ngập lụt, chia cắt ở nhiều địa phương của tỉnh Hà Tĩnh. Trước tình hình đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các địa phương chủ động di dời, bảo vệ tính mạng, tài sản cho nhân dân, đồng thời hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước uống, nhu yếu phẩm tại những điểm bị ngập.
Chiều 1/10, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Công điện số 11 về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của mưa lớn sau bão số 4 và chủ động ứng phó thiên tai trong thời gian tới.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 875/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung khắc phục hậu quả bão số 4 và chủ động ứng phó thiên tai trong thời gian tới.
Ngày 29/9, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, Ủy ban nhân dân tỉnh vừa có đề xuất, kiến nghị khắc phục hậu quả bão số 4 và đợt lũ đặc biệt lớn tháng 4, 5/2022 vừa qua. Theo đó, tỉnh đề nghị Tổng cục Phòng, chống thiên tai quan tâm hỗ trợ nguồn vốn thực hiện hai dự án di dời dân cư khẩn cấp khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét.
Trước diễn biến phức tạp của hoàn lưu bão số 4 gây mưa lớn và ngập lụt tại nhiều địa phương trong tỉnh, ngày 29/9, tại phiên họp thường kỳ tháng 9/2022, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung cho biết, đã chỉ đạo Chủ tịch UBND một số địa phương có ngập lụt cục bộ tập trung chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ. Nếu thấy tình hình ở địa phương có vấn đề liên quan đến mưa lụt, Chủ tịch huyện có thể dừng cuộc họp để tập trung chỉ đạo khắc phục hậu quả.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, trong hai ngày từ 28-29/9 tại nhiều địa phương ở Nghệ An có mưa lớn gây chia cắt, ngập lụt. Để đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh, nhiều trường đã cho học sinh nghỉ học.
Ngay sau khi bão số 4 đi qua, người dân H’rê, thôn Bờ Reo, xã Sơn Thượng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi đã khẩn trương khắc phục những hư hại về nhà ở.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 308/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp đánh giá thiệt hại ban đầu, rút kinh nghiệm, khắc phục hậu quả cơn bão số 4 (tên quốc tế là Noru).
Sau khi đổ bộ vào đất liền, rạng sáng 28/9, bão số 4 đã suy giảm dần và không gây thiệt hại quá lớn về người, tài sản trên địa bàn các tỉnh miền Trung - Tây nguyên. Một phần vì bão đã giảm cấp độ khi cập bờ, một phần nhờ sự chủ động của các cấp chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân trong việc ứng phó, ngăn ngừa, giảm thiểu tác động thiên tai.