Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 25/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,9 độ Vĩ Bắc; 110,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 10km/h.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 24/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 5-10km/h. Từ 4 giờ ngày 24/12 đến 4 giờ ngày 25/12, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, với tốc độ khoảng 5-10km/h và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Từ 4 giờ ngày 25/12 đến 4 giờ ngày 26/12, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, với tốc độ khoảng 5-10 km/h và suy yếu dần thành vùng áp thấp.
Huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi là một trong 4 địa phương được UBND tỉnh chỉ đạo phải di dời, sơ tán người dân ở những khu vực đã và đang xảy ra sạt lở đến nơi tránh trú an toàn để ứng phó với bão số 10 và mưa lớn.
Phát biểu kết luận cuộc họp ứng phó với bão số 10 sáng 5/11 tại Hà Nội, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục phòng, chống thiên tai Nguyễn Văn Tiến đề nghị các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng của bão số 10 kiểm soát chặt chẽ hoạt động tàu, thuyền, xử phạt nghiêm theo quy định những tàu, thuyền và các phương tiện không tuân thủ đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống thiên tai; thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Công điện số 35/CĐ-TW ngày 2/11 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn về chủ động ứng phó bão số 10.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, lúc 1 giờ ngày 5/11, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 290 km về phía Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 140 km tính từ tâm bão.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, từ đêm 4 đến ngày 6/11, ở các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Định có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 250-350mm/đợt; các tỉnh, thành phố Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai có mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt. Từ ngày 5 đến ngày 7/11 ở các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt.
Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, bão số 10 hết sức nguy hiểm cả ở trên biển và đất liền. Gió mạnh cấp 8-9, giật 11 và sóng biển dâng cao 4-6m trong khu vực nguy hiểm của cơn bão. Các tàu, thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.
Ngày 3/10, ông Trần Hữu Thế, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên đã ký ban hành lệnh cấm biển để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động trên biển khi bị ảnh hưởng của cơn bão số 10.
Đến 17 giờ ngày 3/11, ba huyện miền núi là Sơn Tây, Minh Long và Sơn Hà phải hoàn thành việc tổ chức sơ tán, di dời dân, cán bộ, công nhân đang ở những khu vực đã và đang bị sạt lở đến nơi tránh trú an toàn; yêu cầu nhân dân nếu không có việc gì cấp thiết thì tuyệt đối không được rời khỏi nơi tránh trú quay về nhà. Đây là một trong những nội dung của văn bản hỏa tốc số 5508/UBND-NNTN của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi gửi các địa phương trong tỉnh, nhằm ứng phó với bão số 10 và mưa lớn trong thời gian tới.
Để giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người dân khi họ vừa trải qua đợt mưa lũ, gió bão liên tiếp vừa qua, UBND tỉnh Quảng Nam đã có Công điện yêu cầu các địa phương, các sở, ban ngành, các lực lượng vũ trang cùng với nhân dân trên địa bàn tỉnh khẩn trương triển khai các giải pháp phòng chống bão 10.
Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm nhận định, khoảng ngày 5/11, bão số 10 sẽ suy yếu do tác động của bề mặt đất, độ ẩm và năng lượng của bão giảm và đổ bộ vào đất liền các tỉnh Quảng Ngãi đến Khánh Hòa.
Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cần phối hợp với Tổng cục Thủy sản và các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng của bão số 10 tập trung kêu gọi tàu, thuyền tránh trú vào nơi an toàn hoặc không di chuyển vào vùng nguy hiểm, đồng thời sơ tán dân khỏi các lồng bè, chòi canh, những khu vực nguy hiểm trước khi bão ảnh hưởng tới đất liền.
Sau 3 ngày nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân trong vụ sạt lở núi kinh hoàng tại xã tỉnh Quảng Nam), lực lượng cứu hộ đã phát hiện 8 thi thể bị vùi lấp. Lực lượng cứu hộ với nòng cốt là cán bộ, chiến sĩ Quân khu 5 đã được tăng cường nhiều phương tiện, thiết bị, chạy đua với thời gian trước khi bão số 10 đổ bộ vào đất liền.
Sau khi bão số 10 và áp thấp nhiệt đới liên tiếp đổ bộ, nhiều tuyến đê kè ven biển của Hà Tĩnh hư hỏng nặng. Người dân xung quanh khu vực này luôn phải sống trong cảnh thấp thỏm, lo âu trước nguy cơ vỡ đê.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, theo báo cáo nhanh của các địa phương, chỉ tính đến 22 giờ ngày 16/9 bão số 10 đã làm 9 người chết (Hòa Bình 3, Thanh Hóa 2, Nghệ An 1, Quảng Bình 2, Thừa Thiên Huế 1); 4 người mất tích (tại Quảng Bình); 112 người bị thương.
Ngày 16/9, ông Tô Mạnh Biên, Phụ trách Ban quản lý Khu du lịch sinh thái Cồn Vành cho biết, triều cường dâng cao kết hợp sóng lớn trong cơn bão số 10 vừa qua gây sạt lở lớn và đã kéo sập nhiều lán trại của 25 hộ trong tổng số 34 hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống tại bãi biển Cồn Vành (thuộc địa phận xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình).
Bão số 10 quét qua các tỉnh miền Trung đã gây thiệt hại nặng về người và tài sản. Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật hình ảnh về thiệt hại và công tác khắc phục hậu quả sau bão số 10 tại các địa phương.
Cùng với công điện khẩn yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả do bão gây ra, nhanh chóng ổn định sản xuất, phục vụ nhân dân vùng bão, lũ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã quyết định thành lập đoàn công tác của Bộ chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 10 do Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng làm trưởng ban.
Chiều 15/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 10 và mưa lũ tại tỉnh Quảng Bình; Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đến Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó với bão. Ngay sau đó, Phó Thủ tướng dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ đi kiểm tra, trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão và mưa lũ tại tỉnh Hà Tĩnh.
Tại Hà Tĩnh, bão số 10 đổ bộ với sức gió cấp 11, 12 giật trên cấp 12 kèm theo mưa lớn đã gây nhiều thiệt hại, đặc biệt là tại địa phương ở gần tâm bão như thị xã Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh.
Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình, tính đến 15 giờ ngày 15/9, bão số 10 đã đi qua địa bàn tỉnh Quảng Bình. Khi bão đổ bộ trên đất liền ven biển Quảng Bình có gió mạnh cấp 10 - 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12, giật cấp 14 – 15, các khu vực sâu hơn trong đất liền có gió mạnh cấp 8-9; mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 200 - 300 mm, có nơi lớn hơn 400 mm.
Sáng 15/9, do ảnh hưởng của bão số 10, tại Nghệ An đã có mưa to, gió lớn. Tại Cửa Lò, do là vùng giáp biển nên vào lúc 10 giờ cùng ngày đã có gió giật mạnh và sóng biển dâng cao. Ba trăm năm mươi ki ốt kinh doanh dịch vụ du lịch nằm dọc biển Cửa Lò đã được người dân chằng chống cẩn thận, tuy nhiên do gió mạnh nên một số ki ốt đã bị tốc mái hoặc bị gió xô lệch, có nguy cơ đổ.
Đến 13 giờ ngày 15/9, bão số 10 đã vào Quảng Bình, tâm bão tại khu vực huyện Quảng Trạch với mưa rất to, gió cấp 12, cấp13, giật cấp 15, gây ảnh hưởng rất lớn đối với nhà cửa người dân. Toàn tỉnh Quảng Bình đã cắt điện, nhiều cổng chào, biển quảng cáo, cây xanh bị gãy đổ. Hiện tại chính quyền địa phương cùng lực lượng chức năng đang nỗ lực ứng phó với bão.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, cơn bão số 10 có cường độ bão rất mạnh kèm theo mưa lớn ở nhiều tỉnh thành kéo dài từ 14/9 đến hết ngày 16/9.
Trước dự báo cơn bão số 10 dự kiến sẽ đổ bộ vào các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình, tỉnh Nghệ An quyết định từ 7 giờ ngày 14/9 cấm tất cả tàu thuyền ra khơi.
Ông Phan Thanh Hùng, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: Hơn 2.000 tàu, thuyền hoạt động đánh bắt thủy sản trên biển và vùng đầm phá ở Thừa Thiên - Huế đã được kêu gọi vào bờ và sắp xếp trú ẩn tại các địa điểm an toàn; công việc này kết thúc vào trước 12h ngày 14/9 để chủ động phòng chống bão số 10.
Hồi 4 giờ ngày 14/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,9 độ Vĩ Bắc; 113,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 140km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90 đến 100 km/giờ), giật cấp 13.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 7 giờ ngày 13/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,8 độ Vĩ Bắc; 117,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 580km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75 đến 90 km/giờ), giật cấp 12.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, đêm qua (27/12), sau khi đi vào khu vực phía Bắc quần đảo Trường Sa, bão số 10 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, Sáng sớm nay (27/12), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, một số nơi ở Bắc Trung Bộ và phía Tây Bắc Bộ. Ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 7, giật cấp 9. Dự báo ngày và đêm nay, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Tây Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ.