Ngày 29/10, Đoàn công tác do Đại tá Nguyễn Hồng Nguyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Bộ Công an làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với huyện Bảo Yên (Lào Cai) và lực lượng Công an các cấp trên địa bàn về công tác triển khai xây dựng nhà cho các hộ dân bị ảnh hưởng do bão, lũ.
Năm 2024, tỉnh Lào Cai đối mặt nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự đoàn kết, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, nhân dân trong tỉnh cùng sự quan tâm của Trung ương, tình hình kinh tế - xã hội vẫn đạt kết quả rất đáng khích lệ.
Trong quý III/2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Tuyên Quang ước đạt hơn 6.280 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng ước đạt hơn 17.860 tỷ đồng, bằng 75,3% kế hoạch năm, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Bão Yagi (bão số 3) và hoàn lưu bão những ngày đầu tháng 9 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề ở nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc. Trước sức tàn phá của thiên nhiên, tinh thần “bầu ơi thương lấy bí cùng” của người Việt Nam như được nhân lên gấp bội, lan tỏa nơi bão lũ...
Ngày 21/9, TTXVN trân trọng giới thiệu nội dung bài viết "Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát" của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Ngày 18/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn số 5527/BGDĐT-KHTC gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Thông tin từ Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), chiều 16/9, tại sân bay Nội Bài, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai Nguyễn Văn Tiến đã tiếp nhận hàng cứu trợ cho người dân vùng thiên tai từ ông David Paul Kletzing - Trưởng Văn phòng đại diện tại Việt Nam của Tổ chức Samaritan’s Purse (tổ chức phi chính phủ quốc tế với sứ mệnh hỗ trợ nhân đạo và phát triển cộng đồng).Hàng viện trợ bao gồm 3.000 chiếc đèn pin, 3.000 bộ dụng bếp, 3.000 bộ lọc nước cho gia đình, 3.000 thùng chứa nước sạch, 6.000 xô nhựa Song Long 22 lít với tổng giá trị khoảng 116.000 USD.
Mặc dù bão số 3 là cơn bão rất mạnh đổ bộ vào nước ta, xong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão, mưa lũ được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt từ sớm từ xa của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, các lực lượng, đặc biệt là lực lượng quân đội, công an, lực lượng xung kích phòng chống thiên tai ở cơ sở,.. nên đã giảm thiểu được thiệt hại.
Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) các địa phương thống kê thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ đến 7 giờ ngày 13/9 đã có 336 người chết và mất tích (trong đó 233 người chết, 103 người mất tích); 823 người bị thương.
Ngày 11/9, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã kiểm tra công tác cứu hộ, cứu nạn, thăm hỏi, động viên và tặng quà nhân dân vùng bị lũ lụt tại tỉnh Tuyên Quang. Cùng đi có Trung tướng Phạm Đức Duyên, Bí thư Đảng uỷ, Chính ủy Quân khu 2, đại diện các cơ quan Bộ Quốc phòng và lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tuyên Quang cùng một số sở, ban, ngành, huyện Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang.
Tính đến 20 giờ ngày 9/9, lực lượng cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cao Bằng đã tìm thấy 17 nạn nhân thiệt mạng do bão lũ, sạt lở đất tại huyện Nguyên Bình. Lực lượng cứu hộ cũng đưa được 8 người bị thương đến cơ sở y tế điều trị, đang tích cực tìm kiếm 16 người còn mất tích.
Chiều 23/10, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì họp với các bộ, ngành về việc bố trí vốn từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương hỗ trợ khẩn cấp cho các dự án sạt lở do thiên tai ở các địa phương phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.
Ngày 20/7, Đoàn công tác do ông Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai làm Trưởng đoàn, đã kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại Hòa Bình.
Sáng sớm 27/9, trước diễn biến khó lường của bão số 4 (Noru), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp triển khai công tác ứng phó với siêu bão này.
Mùa xuân 2021 đã về. Những cơn mưa rừng dai dẳng đã dứt. Đường về xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam giờ đã bớt khó khăn hơn. Những vách đá cheo leo, dựng đứng, có thể đổ sập xuống mặt đường bất cứ lúc nào đã được bốc dỡ. Những chiếc cầu, ngầm, tràn bắt qua suối bị nước lũ cuốn trôi đã được khôi phục tạm bước một để đảm bảo lưu thông. Chỗ ở cũ của người dân thôn 1, xã Trà Leng bị trận lũ ống kinh hoàng dẫn đến sạt lở núi, san phẳng vào cuối tháng 10/2020 gây ra đã được lắp mới những hàng trụ điện sử dụng năng lượng mặt trời thắp sáng thâu đêm. Cách đó không xa, một khu tái định cư khang trang đang gấp rút được hoàn thiện để đồng bào có nhà bị hư hại hoàn toàn có chỗ ở mới. Những ánh mắt trẻ con Trà Leng không còn ngơ ngác, sợ hãi trước thảm họa bất ngờ, đau khổ tột cùng mà thay vào đó là những cái nhìn trìu mến, biết ơn, hy vọng vào sự hồi sinh mới.
Sau các trận bão lũ năm 2020, tỉnh Quảng Nam có gần 45 nghìn ngôi nhà bị hư hại, cần được sửa chữa, trong đó có 740 nhà hư hại hoàn toàn, 1.524 nhà bị thiệt hại nặng từ 50-70%. Với quyết tâm không để người dân sống trong cảnh “màn trời chiếu đất”, ngay sau khi thiên tai đi qua, tỉnh Quảng Nam đã khẩn trương vào cuộc, làm nhà ở tạm cho bà con, nhất là người dân ở vùng sạt lở núi, đồng bào các dân tộc thiểu số.
Trong 2 ngày 16 - 17/1, Tổ chức phi chính phủ Vinacapital Foundation (VCF) của Hoa Kỳ tại Việt Nam phối hợp với Bệnh viện Hoàn Mỹ (Đà Nẵng) tổ chức Chương trình chung tay khắc phục hậu quả bão lũ tại huyện Nam Trà My (Quảng Nam). Chương trình thực hiện khám, chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân xã Trà Leng và xã Trà Vân của huyện Nam Trà My, địa phương vừa trải qua đợt sạt lở đất thảm khốc trong tháng 10/2020 vừa qua làm hàng chục người thương vong và mất tích đến nay vẫn chưa tìm được.
Ngày 14/1, nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính cùng đoàn công tác đã đi thăm, tặng quà cho người dân bị thiệt hại do bão lũ tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Ngày 16/12, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho biết, Hội đã phối hợp với Hội Bảo trợ Người khuyết tật, quyền trẻ em và bệnh nhân nghèo tỉnh Quảng Nam trao 50 suất quà cho 50 trẻ em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, bị ảnh hưởng bởi bão lũ tại xã Tam Trà, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Đây là hoạt động trong Chương trình “Tết ấm cho em” năm 2021.
Ngày 7/11, Bệnh viện Trung ương Huế (Thừa Thiên – Huế) cùng Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức khám, chữa bệnh, phát thuốc miễn phí và trao quà cho người dân bị thiệt hại do bão lũ tại các xã thấp trũng trên địa bàn tỉnh.
Nhằm chia sẻ, động viên người dân chịu thiệt hại nặng nề do các đợt bão lũ vừa qua, ngày 1/11, Đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Trị.
Ngày 1/11, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đề nghị các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ kịp thời hỗ trợ về lương thực, thực phẩm các hộ dân bị thiệt hại, đặc biệt là các hộ có nhà bị sập, bị ngập sâu, kiên quyết không để người nào bị đói, rét, bị thương không được chữa trị; đồng thời phối hợp thực hiện việc rà soát các nhà dân, cơ sở hạ tầng có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng lũ quét, sạt lở đất, các hộ dân sống ven sông, suối; kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường, các sự cố, cắm biển cảnh báo nguy hiểm, bố trí lực lượng kiểm soát, cương quyết không để người dân ở lại những khu vực đã xác định có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất cao.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về ứng phó với bão số 8 và mưa lũ tại các tỉnh miền Trung diễn ra ngày 21/10.
Phát biểu tại lễ quyên góp, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc TTXVN Nguyễn Đức Lợi cho biết: Những ngày qua, miền Trung đã xảy ra nhiều trận lũ lụt nối tiếp, lũ chồng lũ, lụt chồng lụt và sắp tới một cơn bão đang dự báo sẽ tiếp tục vào miền Trung, gây hậu quả nghiêm trọng cho các tỉnh từ Hà Tĩnh vào Thừa Thiên Huế. Ở nhiều địa phương, vùng trũng bị ngập lụt, vùng cao bị sạt lở đất gây ra các hậu quả nghiêm trọng và sẽ còn kéo dài. Nhiều cơ quan, đơn vị Trung ương, địa phương đang tiến hành các hoạt động rộng khắp để giúp đỡ, sẻ chia những khổ đau, mất mát của đồng bào miền Trung trong bối cảnh thiên tai, lũ lụt.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, ngày 6/8, dải hội tụ nhiệt đới có trục ở khoảng 17-20 độ Vĩ Bắc nối với vùng áp thấp lúc 1 giờ sáng 6/8 có vị trí ở khoảng 17,0-18,0 độ Vĩ Bắc; 115,5-116,5 độ Kinh Đông. Dự báo, từ 1 giờ ngày 6/8 đến 1 giờ ngày 7/8, vùng áp thấp hầu như ít di chuyển.
Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) Nguyễn Văn Bình cho biết, địa bàn xã Na Mèo hiện vẫn còn 10 người mất tích; bản Sa Ná có 21 hộ bị cuốn trôi nhà hoàn toàn, 10 hộ thiệt hại 50% tài sản trở lên. Hơn 200 người gồm lực lượng vũ trang, cán bộ y tế và các đơn vị khác đã tiếp cận được bản Sa Ná để giúp đỡ bà con bản khắc phục hậu quả thiên tai.
UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các đơn vị chức năng hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ, đồng thời chi 23,5 tỷ đồng hỗ trợ nhân dân. Theo đó, một số huyện bị thiệt hại nặng như Đại Lộc, Điện Bàn, Hội An, Bắc Trà My, Nam Trà My, Phước Sơn, Đông Giang, Giang Giang, Nông Sơn… được hỗ trợ mỗi địa phương 1,5 tỷ đồng. Các huyện như Núi Thành, Tam Kỳ, Phú Ninh, Tiên Phước, Hiệp Đức, Thăng Bình, Quế Sơn được hỗ trợ mỗi địa phương 1 tỷ đồng.