Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh Lê Xuân Lợi (thứ 2, bên phải) kiểm tra sự cố đê điều tại bờ Ngũ Huyện Khê, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, Bắc Ninh. Ảnh: Thái Hùng-TTXVN

Thông tin về vỡ đê sông Cầu là không chính xác

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Ninh vừa có thông báo về việc lưu ý những thông tin trên mạng xã hội không chính xác về tình hình lũ lụt. Do ảnh hưởng mưa của bão số 3, lũ sông Cầu đang lên, tất cả các lực lượng tham gia tuần tra, canh gác đang thực hiện nghiêm túc chế độ tuần tra, canh gác đê theo đúng cấp báo động. Đến nay, chưa có sự cố nào về đê điều xảy ra trên tuyến đê hữu Cầu.

Mưa lớn gây sạt lở, chia cắt nhiều tuyến đường tại Hà Giang. Ảnh: TTXVN phát

Cảnh sát giao thông cứu ba người trong một gia đình thoát cơn lũ dữ

Đêm 9/6, rạng sáng 10/6, trên địa bàn Hà Giang xảy ra mưa lớn, lũ ống, lũ quét, làm sạt lở đất, ngập úng nhiều nơi, gây thiệt hại về người và tài sản. Thống kê từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho thấy, mưa lũ đã khiến 3 người chết, thiệt hại ban đầu ước tính đến chiều 10/6 là trên 24 tỷ đồng.

Đảng uỷ, UBND xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu hỗ trợ gạo cho các hộ gia đình bị lốc xoáy làm tốc mái nhà. Ảnh: TTXVN phát

Bạc Liêu: Mưa dông do ảnh hưởng của bão số 1, hàng chục nhà dân bị thiệt hại

Tối 19/7, ông Lại Thanh Ẩn, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bạc Liêu cho biết, do ảnh hưởng Bão số 1(Talim), trên địa bàn đã xuất hiện mưa lớn kèm theo lốc xoáy gây thiệt hại cho nhà dân tại các huyện Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Phước Long, Hồng Dân và thị xã Giá Rai. Qua thống kê sơ bộ, số nhà bị thiệt hại là 82 căn, thiệt hại ước tính hơn 762 triệu đồng.
Yên Bái: Mưa lốc làm tốc mái 118 ngôi nhà, gây thiệt hại nhiều diện tích nông nghiệp

Yên Bái: Mưa lốc làm tốc mái 118 ngôi nhà, gây thiệt hại nhiều diện tích nông nghiệp

Do chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục đi qua khu vực vùng núi Bắc Bộ, kết hợp vùng hội tụ gió yếu lên đến 5.000m nên các khu vực trên địa bàn tỉnh Yên Bái có mưa, mưa rào và dông lốc. Đặc biệt, mưa lốc đã làm 118 ngôi nhà bị tốc mái, nhiều diện tích nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng.
Nhiều diện tích lúa ở xã Minh Quán, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái bị ngập lụt. Ảnh: TTXVN phát

Mưa lớn kéo dài gây nhiều thiệt hại tại Yên Bái

Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục qua Bắc Trung Bộ kết hợp với hội tụ gió lên đến 5.000m, nên từ ngày 23 đến sáng 24/5 tại các địa phương của tỉnh Yên Bái có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Mưa lớn kéo dài đã làm ảnh hưởng và thiệt hại nhiều diện tích hoa màu, công trình giao thông và nhà cửa của người dân trong tỉnh.
Một diện tích lúa sắp đến kì thu hoạch bị gãy đổ ở xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong. Ảnh: TTXVN phát

Hơn 3.000 ha lúa bị rạp đổ, người dân Quảng Trị đứng trước nguy cơ mất mùa

Ngày 3/5, theo báo cáo của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị, mưa to và gió lớn diễn ra trong ngày 30/4-2/5 đã khiến trên 3.000 ha lúa sắp đến kỳ thu hoạch của người dân trên địa bàn tỉnh bị rạp đổ, khiến người nông dân vốn đã chịu nhiều thiệt hại do đợt mưa lũ trước đó nay đứng trước nguy cơ mất mùa.
Quốc lộ 9C (Km32+200) bị sạt lở khiến xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) bị chia cắt.Ảnh: TTXVN phát.

Quảng Bình: Mưa lũ làm hai người mất tích, hơn 1.300 ngôi nhà bị ngập

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Quảng Bình cho biết, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh, tỉnh Quảng Bình có mưa to, nước sông, suối dâng cao gây ngập lụt, chia cắt ở nhiều điểm của các huyện. Đến sáng 18/10, toàn tỉnh Quảng Bình có hai người mất tích, hàng ngàn ngôi nhà đang bị ngập.
Cảnh sát giao thông có mặt tại đường Tôn Đức Thắng thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) để phân luồng giao thông cho các phương tiện di chuyển. Ảnh: Hoàng Hùng – TTXVN

Chủ động kịch bản ứng phó với "thách thức kép" từ thiên tai và dịch bệnh

Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương đang phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Cả nước đang tập trung mọi nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch. Trong khi đó, theo quy luật và thực tiễn nhiều năm, khoảng thời gian từ nay đến cuối năm là cao điểm diễn ra bão, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất…
Gần 100 ngôi nhà ở Lai Châu bị sập và tốc mái do giông lốc. Ảnh: TTXVN phát

Gần 100 ngôi nhà ở Lai Châu bị sập và tốc mái do giông lốc

Ngày 13/5, theo báo cáo nhanh của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lai Châu, mưa to kèm giông lốc xảy ra tối 12/5 trên địa bàn tỉnh diện rộng, gây thiệt hại về nhà cửa và hoa màu của nhân dân huyện Nậm Nhùn, Tam Đường và Tân Uyên.
Các đơn vị thi công khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra trên tuyến đường 4H từ thành phố Lai Châu với huyện Mường Tè. Ảnh: TTXVN phát

Lai Châu chủ động ứng phó với mưa lũ và sạt lở đất

Lai Châu là tỉnh miền núi có địa hình chia cắt, với nhiều núi cao, sườn dốc, cùng hệ thống khe suối dày đặc nên thiên tai diễn ra rất phức tạp và bất thường. Đặc biệt, mùa mưa thường xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét gây thiệt hại lớn về người, tài sản.
Chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại và sạt lở bờ biển

Chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại và sạt lở bờ biển

Ngày 5/1, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai ban hành văn bản số 01/TWPCTT gửi Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang; các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông; các cơ quan thông tấn, báo chí về việc ứng phó với không khí lạnh, rét đậm, rét hại, gió mùa Đông Bắc và sạt lở bờ biển.
Mưa lớn, nước trong khu vực lòng hồ công trình thủy lợi Krông Pách Thượng có nguy cơ làm ngập lụt hàng trăm hộ dân xã Cư San, huyện M' Đrắk, tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Anh Dũng - TTXVN

Ảnh hưởng của bão số 12: Tập trung khắc phục hậu quả do mưa lũ tại Đắk Lắk

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 12, tỉnh Đắk Lắk có mưa to và rất to trên diện rộng, gây ngập lụt cục bộ, chia cắt giao thông, thiệt hại nhiều tài sản của người dân. Với phương châm “4 tại chỗ”, các địa phương trong tỉnh đang tập trung ứng phó khắc phục hậu quả, hạn chế thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Quảng Trị: Không để người dân bị đói, rét do mưa lũ

Quảng Trị: Không để người dân bị đói, rét do mưa lũ

Theo báo cáo nhanh Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị, tính đến ngày 19/10, đã có 41 người chết; 16 người người mất tích và 20 người bị thương trong đợt lũ lịch sử lần này. Mưa lũ cũng đã làm hàng ngàn ngôi nhà chìm sâu trong nước. Hiện nay, nhiều địa phương vẫn đang bị cô lập, chia cắt, chính quyền địa phương các cấp trong tỉnh đang nỗ lực hỗ trợ lương thực, thực phẩm với quyết tâm không để người dân nào bị đói, rét.
Sạt lở đất tại Làng Pẳn, xã Quang Kim, huyện Bát Xát. Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN

Mưa lũ gây nhiều thiệt hại tại Lào Cai, thêm một người bị lũ cuốn trôi

Sáng 7/10, ông Tẩn Láo Tả, Bí thư Đảng ủy xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai cho biết, mưa lũ từ đêm 5/10 rạng sáng 6/10 không chỉ gây thiệt hại về tài sản, hoa màu, tắc nghẽn giao thông, cô lập một số thôn trên địa bàn xã mà còn khiến một nạn nhân bị thiệt mạng do bị lũ cuốn.
Lũ lớn trên sông Hồng đoạn qua thành phố Lào Cai gây ngập úng cây và hoa màu của người dân. Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN

Lào Cai: Sạt lở đất khiến một người tử vong

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai cho biết, sáng 19/8, tại xã Bản Hồ, thị xã Sa Pa (Lào Cai) đã xảy ra vụ sạt lở ta luy nghiêm trọng khiến một người tử vong.
Trận mưa ở lớn kéo dài đã khiến TP. Thái Nguyên chìm trong biển nước, nhiều nơi bị cô lập do giao thông khó khăn, cuộc sống người dân đảo lộn. Ảnh: tienphong.vn

Thái Nguyên rà soát các khu vực có nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất để chủ động sơ tán dân tới nơi an toàn

Để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của thiên tai, ngày 17/8, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Nguyên đã đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh cùng các cơ quan chức năng theo dõi chặt chẽ tình hình mưa lớn, chủ động các giải pháp phòng chống ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Nhiều tuyến đường giao thông bị ngập nặng. Ảnh: TTXVN phát

Mưa lớn gây nhiều thiệt hại ở huyện Lục Yên

Trong đêm 12/8 và sáng 13/8, các khu vực trên địa bàn tỉnh Yên Bái có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to đến rất to và dông. Đặc biệt, lượng mưa từ 19 giờ ngày 12/8 đến 14 giờ ngày 13/8 ở thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên lên tới 187,8mm, khiến tài sản và hoa màu của nhân dân bị thiệt hại đáng kể.
Thiên tai gây thiệt hại lớn về người và tài sản ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc

Thiên tai gây thiệt hại lớn về người và tài sản ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc

Báo cáo nhanh của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cũng như thông tin của phóng viên TTXVN thường trú tại các địa phương cho biết: Từ ngày 22 đến 24/4, trên bàn các tỉnh miền núi phía Bắc có mưa rất to, kèm theo dông, lốc, sét, mưa đá, lũ và sạt lở đất đã làm 5 người chết, 1 người mất tích và 20 người bị thương; ước tính tổng thiệt hại 63 tỷ đồng.
Thái Nguyên cảnh báo nguy cơ sạt lở đất đá ở huyện Định Hóa

Thái Nguyên cảnh báo nguy cơ sạt lở đất đá ở huyện Định Hóa

Với đặc thù là địa phương có địa hình phức tạp, nhiều núi đá cao, độ dốc lớn, lại bị chia cắt bởi các khe suối nên tình trạng sạt lở đất đá ở huyện Định Hóa (Thái Nguyên) diễn ra khá thường xuyên. Qua thống kê sơ bộ của Ủy ban nhân dân huyện, trên địa bàn huyện hiện có khoảng 900 hộ với trên 3.200 nhân khẩu đang sinh sống ở khu vực có nguy cơ sạt lở cao, tập trung chủ yếu tại các xóm, bản: Nà Chát, Bản Chang, Cốc Móc (xã Linh Thông); Tỉn Keo, Đèo De, Khuôn Tát (xã Phú Đình); Gốc Hồng, Hương Bảo 1, Thống Nhất 1 và 2 (xã Quy Kỳ); Sơn Pháng, Đồng Đình, Đồng Danh, Làng Đầm (xã Bình Thành); Kim Tân, Đồng Đình, Bản Cái, Bản Lác (xã Kim Phượng)…