Bắc Kạn quảng bá các nét đặc sắc về văn hóa truyền thống, du lịch

Khu du lịch hồ Ba Bể, UBND tỉnh Bắc Kạn đã khai mạc Tuần lễ Du lịch - Di sản Ba Bể năm 2022 và và đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bac Kan quang ba cac net dac sac ve van hoa truyen thong, du lich hinh anh 1Nghi lễ Múa Bát của người Tày tỉnh Bắc Kạn biểu diễn tại buổi lễ. Ảnh: Vũ Hoàng Giang - TTXVN

Tại buổi lễ, ông Nguyễn Đăng Bình, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn đã trao Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn phi vật thể Quốc gia đối với Lễ cấp sắc của người Dao Tiền, xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông và nghi lễ Múa Bát của người Tày tỉnh Bắc Kạn.

Di sản múa bát là điệu múa cổ của người Tày được hình thành trong quá trình lao động sản xuất từ lâu đời. Ngày nay, múa bát vẫn được duy trì và biểu diễn trong các hoạt động văn nghệ quần chúng và phục vụ khách du lịch…

Còn lễ cấp sắc là một trong những nghi lễ quan trọng nhất đối với đàn ông người Dao nói chung và người đàn ông Dao Tiền nói riêng. Nghi lễ cấp sắc chứa đựng nhiều quan niệm giáo dục, triết lí về nhân sinh quan nhằm hướng con người tới chân - thiện - mĩ. Đây là nét văn hóa độc đáo trong sinh hoạt văn hóa- tín ngưỡng của người Dao cần được lưu giữ, bảo tồn và phát huy.

Cũng tại buổi lễ, hai di sản văn hóa phi vật thể này đã được các nghệ nhân biểu diễn để phục vụ khách du lịch.

Ngay sau đó, UBND tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức khai mạc "Tuần Du lịch - Di sản văn hóa Ba Bể năm 2022.

Phát biểu khai mạc, ông Phạm Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn nhấn mạnh: "Tuần du lịch -di sản văn hóa Ba Bể năm 2022" và đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh Bắc Kạn là sự kiện đánh dấu sự phát triển trở lại của du lịch Bắc Kạn sau một thời gian bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Thông qua sự kiện này, tỉnh Bắc Kạn mong muốn giới thiệu, quảng bá các nét đặc sắc về văn hóa truyền thống, du lịch của tỉnh đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Sự kiện này cũng tạo điều kiện cho việc hợp tác trong lĩnh vực văn hóa gắn với thúc đẩy phát triển du lịch, tăng cường kết nối tour, tuyến, thu hút khách du lịch.

Bac Kan quang ba cac net dac sac ve van hoa truyen thong, du lich hinh anh 2Ông Nguyễn Đăng Bình, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn trao Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di sản văn phi vật thể quốc gia đối với Lễ cấp sắc của người Dao Tiền, xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông và nghi lễ Múa Bát của người Tày tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Vũ Hoàng Giang - TTXVN

Ông Hưng khẳng định đây là cơ hội để tỉnh Bắc Kạn kết nối với các tỉnh, thành phố hợp tác xúc tiến đầu tư - thương mại, phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới. Với thông điệp "Bắc Kạn điểm đến an toàn - thân thiện - hấp dẫn", du lịch Bắc Kạn sẽ trở thành điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Tuần lễ, Du lịch – Di sản văn hóa Ba Bể năm 2022 diễn ra từ ngày 3/6 đến 6/6/2022 với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú: Hội nghị xúc tiến du lịch Ba Bể; liên hoan hát Then-đàn Tính các dân tộc Tày-Nùng-Thái tỉnh Bắc Kạn lần thứ I năm 2022; trình diễn di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và trang phục dân tộc; tổ chức các môn thể thao dân tộc; liên hoan ẩm thực các dân tộc Bắc Kạn gắn với trưng bày nông sản Ocop; chương trình Famtrip du lịch; giải bóng chuyền hơi huyện Ba Bể; triển lãm và thi vẽ tranh bảo vệ môi trường; hội trại Đoàn thanh niên và các trò chơi dân gian.

Bắc Kạn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, ngoài Khu du lịch hồ Ba Bể; di tích quốc gia đặc biệt ATK Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn còn có nhiều nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo. Hiện nay, Bắc Kạn đang cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư du lịch, kết nối hạ tầng du lịch, chú trọng việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc, tăng cường hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch nhằm tạo ra sự gắn kết với các tỉnh, thành trong khu vực và cả nước .

Vũ Hoàng Giang

Tin liên quan

Khánh Hòa bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành kế hoạch triển khai dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” giai đoạn 2021 - 2025. Kế hoạch nhằm khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống; bồi dưỡng cán bộ văn hóa, nghệ nhân; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch tại địa phương.


Tôn vinh giá trị văn hóa các dân tộc Việt Nam (Bài cuối)

Phát triển du lịch từ chính vốn liếng di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số đã phát huy hiệu quả ở nhiều vùng miền, nhất là mô hình du lịch cộng đồng (homestay) ở các bản, buôn làng. Mô hình này thu hút nhiều du khách, đặc biệt là khách quốc tế đến trải nghiệm, cùng ăn, cùng ở, cùng lao động với người dân bản địa. Người dân có thêm nghèo cơ hội thoát nghèo bền vững, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống và đặc biệt là có điều kiện phát huy các giá trị văn hóa bản địa.


Phụ nữ S’tiêng phát huy nét đẹp dệt thổ cẩm

Hiện nay, tại nhiều thôn, ấp có đông đồng bào dân tộc S’tiêng sinh sống thuộc tỉnh Bình Phước vẫn còn những phụ nữ âm thầm “giữ lửa” nét đẹp truyền thống dệt thổ cẩm của dân tộc. Sản phẩm thổ cẩm được dệt từ đôi bàn tay khéo léo của phụ nữ S’tiêng được xem như "đứa con tinh thần", có nét tinh xảo từ hoa văn đến màu sắc.



Đề xuất