Theo đó, tỉnh quan tâm theo dõi, phân tích, dự báo và tổng hợp về tình hình thị trường, tiêu thụ hàng nông sản trong nước; thiết lập chuỗi từ sản xuất đến tiêu dùng các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh ở thị trường trong nước. Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tỉnh, thành phố thực hiện phân tích, dự báo và tổng hợp báo cáo về tình hình thị trường nông sản quốc tế theo ngành hàng và theo khu vực thị trường; hướng dẫn chính sách thị trường nông sản, rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật về xuất, nhập khẩu nông sản; tích cực tham gia vào phát triển thị trường nông sản quốc tế.
Đối với sản phẩm rau, củ, quả của tỉnh sẽ triển khai phần mềm truy xuất nguồn gốc tại các hợp tác xã nông nghiệp. Các hợp tác xã tiếp nhận hệ thống in mã vạch và thực hiện in, dán tem mã vạch trên bao bì sản phẩm. Đối với vải thiều, tỉnh tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm trên các phương tiện truyền thông; chủ động phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh Lào Cai, tỉnh Lạng Sơn, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội… để bàn các biện pháp tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình vận chuyển, tiêu thụ vải thiều.
Ngoài ra, Bắc Giang tăng cường sự phối hợp, kết nối giữa thương nhân tiêu thụ vải thiều của tỉnh với hiệp hội các nhà bán lẻ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trong cả nước để đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối như BigC, Co.opmart, Hapro, Aeon, chợ đầu mối Thủ Đức, Bình Dương, chợ đầu mối Long Biên...
Đồng thời, tỉnh cũng mời gọi và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến, hình thành chuỗi khép kín từ sản xuất, chế biến, bảo quản đến tiêu thụ vải thiều; lựa chọn các hợp tác xã, doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu có kinh nghiệm, thế mạnh trong xuất khẩu nông sản để tập trung cho xuất khẩu vải thiều.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn như: Lúa chất lượng 26.000 ha, sản lượng 160 - 200 nghìn tấn; rau chế biến, rau an toàn lớn, đủ năng lực cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, nông sản, vùng chuyên canh thủy sản với sản lượng hàng chục nghìn tấn mỗi năm.
Tỉnh đã hình thành vùng trồng cây ăn quả lớn thứ 3 toàn quốc, vùng trồng vải thiều chuyên canh đứng thứ nhất cả nước, diện tích gần 29.000 ha, sản lượng 160 - 200 nghìn tấn. Tỉnh Bắc Giang cũng đã xây dựng được 52 sản phẩm nông sản có tính chất đặc trưng, chủ lực và tiềm năng của địa phương; trong đó có 4 sản phẩm nông sản hàng hóa cấp tỉnh (vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế, mỳ Chũ và chè xanh Bản Ven)... Nhiều sản phẩm nông sản của Bắc Giang đã được thị trường trong và ngoài nước biết đến.
Thời gian qua, UBND tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn người nông dân sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn hữu cơ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác, chăm sóc, thu hoạch bảo quản và chế biến nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm; phát triển các mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh.
Đối với sản phẩm rau, củ, quả của tỉnh sẽ triển khai phần mềm truy xuất nguồn gốc tại các hợp tác xã nông nghiệp. Các hợp tác xã tiếp nhận hệ thống in mã vạch và thực hiện in, dán tem mã vạch trên bao bì sản phẩm. Đối với vải thiều, tỉnh tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm trên các phương tiện truyền thông; chủ động phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh Lào Cai, tỉnh Lạng Sơn, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội… để bàn các biện pháp tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình vận chuyển, tiêu thụ vải thiều.
Ngoài ra, Bắc Giang tăng cường sự phối hợp, kết nối giữa thương nhân tiêu thụ vải thiều của tỉnh với hiệp hội các nhà bán lẻ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trong cả nước để đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối như BigC, Co.opmart, Hapro, Aeon, chợ đầu mối Thủ Đức, Bình Dương, chợ đầu mối Long Biên...
Đồng thời, tỉnh cũng mời gọi và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến, hình thành chuỗi khép kín từ sản xuất, chế biến, bảo quản đến tiêu thụ vải thiều; lựa chọn các hợp tác xã, doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu có kinh nghiệm, thế mạnh trong xuất khẩu nông sản để tập trung cho xuất khẩu vải thiều.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn như: Lúa chất lượng 26.000 ha, sản lượng 160 - 200 nghìn tấn; rau chế biến, rau an toàn lớn, đủ năng lực cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, nông sản, vùng chuyên canh thủy sản với sản lượng hàng chục nghìn tấn mỗi năm.
Tỉnh đã hình thành vùng trồng cây ăn quả lớn thứ 3 toàn quốc, vùng trồng vải thiều chuyên canh đứng thứ nhất cả nước, diện tích gần 29.000 ha, sản lượng 160 - 200 nghìn tấn. Tỉnh Bắc Giang cũng đã xây dựng được 52 sản phẩm nông sản có tính chất đặc trưng, chủ lực và tiềm năng của địa phương; trong đó có 4 sản phẩm nông sản hàng hóa cấp tỉnh (vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế, mỳ Chũ và chè xanh Bản Ven)... Nhiều sản phẩm nông sản của Bắc Giang đã được thị trường trong và ngoài nước biết đến.
Thời gian qua, UBND tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn người nông dân sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn hữu cơ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác, chăm sóc, thu hoạch bảo quản và chế biến nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm; phát triển các mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh.
Việt Hùng