Bà Rịa-Vũng Tàu tăng cường phòng chống sốt xuất huyết

Bà Rịa-Vũng Tàu tăng cường phòng chống sốt xuất huyết
Đến thời điểm này, ngành y tế tỉnh đã tiến hành xử lý nhiều ổ bệnh; tổ chức giám sát côn trùng định kỳ hàng tháng tại các địa phương; chỉ đạo tất cả các xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh tổ chức Chiến dịch diệt lăng quăng… Trung tâm y tế dự phòng tỉnh cũng đã tiến hành nhiều đợt kiểm tra tại các địa phương. 
 
Bác sĩ Khoa Nhiễm, Bệnh viện Bà Rịa-Vũng Tàu khám, điều trị cho bệnh nhân sốt xuất.
 Bác sĩ Khoa Nhiễm, Bệnh viện Bà Rịa-Vũng Tàu khám, điều trị cho bệnh nhân sốt xuất.

Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết, hầu hết những vật dụng để ngoài trời không được che đậy hoặc che đậy sơ sài ở các hộ gia đình là nơi phát sinh ổ lăng quăng, có thể chứa mầm bệnh lây truyền sốt xuất huyết. Trung tâm y tế dự phòng tỉnh cũng đã tuyên truyền đến người dân và huy động người dân tổ chức dọn dẹp, phát quang bụi rậm, thu gom các vật dụng phế thải chứa nước, diệt lăng quăng.

Cán bộ y tế khảo sát, kiểm tra điểm nước đọng chứa lăng quăng tại khu vực sinh sống của hộ dân ở TP.Vũng Tàu.
 Cán bộ y tế khảo sát, kiểm tra điểm nước đọng chứa lăng quăng tại khu vực sinh sống của hộ dân ở TP.Vũng Tàu.

Thời gian qua, ngành y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã triển khai quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết, tuy nhiên ngoài nỗ lực của ngành y tế, rất cần sự phối hợp chặt chẽ của người dân trong công tác này. Bác sĩ Hà Văn Thanh khuyến cáo người dân, Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương nằm trong vùng có đầy đủ yếu tố nguy cơ, có muỗi vằn, có vi-rút lưu hành trong cộng đồng. Diệt lăng quăng, diệt muỗi là biện pháp hiệu quả nhất trong phòng, chống sốt xuất huyết hiện nay. Khi có dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết như sốt cao đột ngột, đau đầu, nhức mắt và có biểu hiện xuất huyết dưới da người dân cần đến cơ sở y tế để khám, chữa bệnh kịp thời tránh để sự việc đáng tiếc xảy ra. 

TTXVN

Có thể bạn quan tâm