Sau hơn 20 năm xây dựng, Bảo tàng Lớn Ai Cập đã bước vào giai đoạn vận hành thử nghiệm với việc mở cửa 12 phòng trưng bày chính. Đây là một phần trong nỗ lực của bảo tàng nhằm đảm bảo trải nghiệm hoàn hảo cho du khách trước thềm khai trương chính thức, một sự kiện đang được thế giới trông đợi.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập ngày 24/6 cho biết phái đoàn khảo cổ Ai Cập-Italy làm việc tại một nghĩa trang ở phía Tây tỉnh Aswan, thuộc miền Nam Ai Cập, đã phát hiện 33 ngôi mộ gia đình có niên đại từ thời Hy Lạp-La Mã cổ đại.
Một nhóm các nhà khảo cổ Tây Ban Nha đã công bố phát hiện đáng chú ý trong quá trình khai quật tại địa điểm khảo cổ Al-Bahnasa, tỉnh Minya thuộc vùng Thượng Ai Cập.
Ngày 15/10/2023, Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập đã công bố thông tin chi tiết về một số phát hiện mới tại khu vực Al-Ghoreifa thuộc địa điểm khảo cổ Tuna Al-Gabal ở tỉnh Minya. Tổng thư ký Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai Cập Mostafa Waziri cho biết phái đoàn khảo cổ nước này làm việc trong khu vực Al-Ghoreifa từ năm 2017 đã khám phá một nghĩa trang của các quan chức cấp cao và linh mục từ thời Tân Vương quốc, nằm giữa thế kỷ 16 và 11 trước Công nguyên. Phát hiện này còn bao gồm 25.000 bức tượng mô tả các vị thần Ai Cập cổ đại và các bức tượng nhỏ được chôn theo người chết (ushabti) được chế tác từ đồ sứ.
Ngày 1/10, đoàn khảo cổ gồm các chuyên gia Ai Cập, Đức và Áo đã công bố phát hiện một kho rượu vang cổ 5.000 năm tuổi, trong quá trình khai quật ngôi mộ của Meret-Neith - một người phụ nữ quyền lực ở Vương triều thứ nhất, tại địa điểm khảo cổ Um Al-Qaab ở thành phố Abydos, tỉnh Sohag.
Một nhóm các nhà nghiên cứu Ai Cập từ Đại học Mansoura và các nhà khoa học quốc tế, ngày 10/8, đã công bố hóa thạch của một loài cá voi chưa từng được biết tới và đã tuyệt chủng được phát hiện ở tỉnh Fayoum và đặt tên cho loài này là Tutcetus rayanensis.
Trong quá trình trùng tu, các nhà khảo cổ học Ai Cập đã lần đầu tiên phát hiện các bức phù điêu 12 cung hoàng đạo hoàn chỉnh ở trên trần của ngôi đền Esna thuộc tỉnh Luxor.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, trong số đặc biệt chuyên về du lịch, tạp chí Time đã lựa chọn quần thể kim tự tháp Giza và các di tích lịch sử trong khu khảo cổ Saqqara của Ai Cập là một trong những địa điểm tham quan tuyệt vời nhất thế giới trong năm 2023.
Ngày 11/2, lăng mộ của hai vị quan cấp cao thuộc Vương triều thứ 18 của Ai Cập cổ đại là Djehuty và Hery tại thành phố Luxor đã chính thức được mở cửa cho công chúng tham quan sau hơn 2 thập kỷ phát hiện.
Ai Cập đã trùng tu và mở cửa cho khách du lịch tham quan khu mộ Meru 4.000 năm tuổi. Đây là địa điểm lâu đời nhất mà công chúng có thể tiếp cận ở Bờ Tây Luxor, nơi có nhiều di tích kỳ vĩ nhất liên quan các vị vua của Ai Cập cổ đại (còn được gọi là các Pharaon), trong đó bao gồm cả Thung lũng của các vị vua.
Các nhà khảo cổ của Ai Cập ngày 26/1 đã phát hiện một số ngôi mộ của tầng lớp quý tộc thuộc triều đại thứ năm và thứ sáu ở thời kỳ Cổ Vương quốc (Old Kingdom) tại khu nghĩa địa Saqqara, cách thủ đô Cairo khoảng 30 km về phía Nam.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, phái đoàn khảo cổ Ai Cập ngày 1/12 cho biết đã phát hiện một tòa nhà/cấu trúc tang lễ lớn có niên đại thuộc thời kỳ Ptolemaic và thời La Mã, tại địa điểm khảo cổ Garza ở thành phố Fayoum của nước này.
Một đoàn khảo cổ của Italy và Ba Lan vừa phát hiện di tích một toà nhà cổ được xây bằng gạch bùn. Tòa nhà này được cho là một trong 4 ngôi đền thờ Mặt Trời mất tích có niên đại từ Vương triều thứ 5 của Ai Cập cổ đại (từ năm 2465 đến 2323 trước Công nguyên).
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Bộ trưởng Môi trường Ai Cập Yasmin Fouad ngày 25/8 thông báo quốc gia này vừa phát hiện ra hóa thạch của một loài cá voi lưỡng cư sống cách đây 43 triệu năm tại khu vực nay là tỉnh Fayoum, miền Trung Ai Cập.
Các nhà khảo cổ học mới đây đã phát hiện ra tàn tích của một thành phố nghìn năm tuổi tại khu vực sa mạc bên ngoài thành phố Luxor, đồng thời cho biết đây là thành phổ cổ lớn nhất từ trước đến nay từng được khai quật tại Ai Cập.
Ngày 14/11, nhà chức trách Ai Cập đã chính thức công bố những phát hiện về khảo cổ tại khu vực nghĩa trang Saqqara, đây cũng được coi là phát hiện lớn nhất trong lĩnh vực khảo cổ của năm 2020.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, các nhà khảo cổ học Ai Cập thông báo vừa khai quật được 59 quan tài bằng gỗ tại khu nghĩa trang Saqqara phía Nam thủ đô Cairo trong tình trạng niêm phong và bảo quản tốt. Những quan tài này được chôn cất cách đây hơn 2.500 năm.
Sau 54 năm, ngày 13-7, Ai Cập đã mở cửa cho du khách tham quan hai kim tự tháp lâu đời nhất của nước này nằm cách thủ đô Cairo khoảng 40 km về phía nam, nhằm thu hút khách du lịch.
Không khí náo nhiệt bao trùm Thủ đô hành chính mới của Ai Cập khi có hàng nghìn người cùng tham gia bữa tiệc Iftar - bữa ăn của các tín đồ Hồi giáo sau khi Mặt trời lặn trong tháng lễ Ramadan.
Các cơ quan chức năng Ai Cập đã hoàn tất dự án chống ngập tại Khu hầm mộ cổ Kom al-Shoqafa - được coi là một trong 7 kỳ quan thế giới thời Trung cổ của nước này tại thành phố cảng Alexandria (A-lếch-xan-đri-a).
Ngày 15/12, giới chức Ai Cập thông báo các nhà khảo cổ học nước này đã phát hiện một ngôi mộ cổ, được cho là nơi an nghỉ cuối cùng của một thầy tế cấp cao trong triều đại Pharaoh thứ 5 cách đây khoảng 4.400 năm.
Các nhà khảo cổ Ai Cập đã phát lộ một xưởng gốm có niên đại khoảng 4.500 năm tuổi gần thành phố Aswan, miền Nam nước này, trong quá trình tu bổ Đền Kom Ombo bên bờ sông Nile.
Giả thiết có một căn phòng bí mật phía sau bức tường trong hầm mộ Vua Tutankhamun - vị Pharaoh trẻ tuổi nhất và nổi tiếng nhất của Ai Cập thời cổ đại ở Thung lũng các vị vua tại thành phố Luxor (Lu-xo) - trong nhiều năm qua đã được làm rõ sau khi Bộ Di tích cổ Ai Cập ngày 6/5 công bố không tìm thấy dấu vết căn phòng nào ẩn giấu trong hầm mộ này.
Mỗi quốc gia trên thế giới lại có những nét văn hóa, phong tục tập quán khác nhau. Có những thứ được xem là bình thường với nước này, nhưng lại bị xem là bất lịch sự ở nước kia. Vậy nên, hãy tìm hiểu những điều "khác người" trong văn hóa của một số nước dưới đây nếu không muốn bị sốc văn hóa, hoặc vô tình xúc phạm người bản địa ở nơi bạn đặt chân đến.
Hiếm có nền văn minh nào bí ẩn và hấp dẫn hơn Ai Cập cổ đại. Nhiều câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp dù các nhà nghiên cứu đã nỗ lực hàng năm trời tìm kiếm