Tốt nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, anh Hiệp không trở lại quê hương Lâm Đồng mà chọn mảnh đất Đắk Nông còn nhiều tiềm năng để thực hiện giấc mơ “nông nghiệp công nghệ cao”. Với số vốn vay ban đầu từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) là 1,5 tỷ đồng năm 2015, anh Hiệp đang từng bước biến ước mơ của mình trở thành hiện thực khi trang trại của anh và cộng sự đang từng ngày đơm hoa kết trái.
"Khi tiếp cận với Đắk Nông, tôi thấy ở đây có một tiềm năng rất lớn về khí hậu, đất đai, vị trí; quan trọng là đất ở đây còn giá thấp hơn với Lâm Đồng. Đây là vùng đất có thể đáp ứng đầy đủ những điều kiện mà chúng tôi cần để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Sau đó, tôi quyết định đầu tư tại đây", anh Hiệp chia sẻ.
Tuy nhiên, con đường khởi nghiệp nào cũng không trải toàn hoa hồng mà phải qua muôn vàn khó khăn; trong đó vốn luôn là câu chuyện thường trực. Chàng trai trẻ đầy hoài bão không ngần ngại cho biết: "Trong quá trình đầu tư, nguồn vốn bị thiếu hụt nên tôi đã chủ động tiếp cận với các ngân hàng. Đến thời điểm này, nguồn vốn của Agribank đã giúp tôi giải quyết được khá nhiều khó khăn".
Với định hướng phát triển đa dạng cây trồng; trong đó tập trung vào các đối tượng cây trồng chính mà đứng đầu là chanh leo, tiếp đến là cà phê, tiêu, sầu riêng, bơ, quýt, cao su, cây goòng, đến nay các loại cây trái đang bắt đầu cho thu hoạch. Không dừng lại ở đó, anh Hiệp đang gây dựng giấc mơ xây dựng chuỗi nông nghiệp sạch với mối liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp. Anh dự kiến mô hình này sẽ cho tổng doanh thu mỗi năm trên dưới 20 tỷ đồng.
"Đây chỉ là giai đoạn "nháp" và trong tương lai tôi có nguyện vọng mở rộng quy mô lớn hơn và lúc đó chắc chắn cần sự hỗ trợ tốt hơn, đồng hành sâu hơn của Agribank", anh Hiệp chia sẻ.
Giống như anh Hiệp, cô gái Việt kiều Pháp Huỳnh Đinh Hà Giang bỏ lại trời Âu về Việt Nam thực hiện giấc mơ làm nông nghiệp hữu cơ, gây dựng thương hiệu Công ty BioPhap. Chị Giang kể, năm 2015, khi ở tuổi 33, chị rời Pháp về Việt Nam đầu tư vào nông nghiệp hữu cơ và chị chọn Tây Nguyên là điểm khởi đầu. Và sau 3 năm, cả vùng đất khô cằn như được hồi sinh với sự đa dạng sinh học.
Chị Giang cho biết, dự án của chị muốn hoàn thành cần khoảng gần 20 tỷ đồng. Khoản tiền đó không dễ dàng để có và may mắn đã có "bà đỡ Agribank". Và để được ngân hàng giải ngân, chị Giang cho rằng doanh nghiệp cần phải thuyết phục ngân hàng thấy được chiến lược rõ ràng, quản lý minh bạch và tuân thủ pháp luật. Như vậy, chị đã có điểm tựa vững chắc cho khởi đầu chênh vênh ấy.
Sau ba năm kiên định theo đuổi đam mê gây dựng sự nghiệp từ nông nghiệp hữu cơ, Huỳnh Đinh Hà Giang đã sở hữu trong tay 5 trang trại hữu cơ tại Gia Lai, Kon Tum và bước đầu thu được những trái ngọt đầu tiên. Các trang trại chị đang sở hữu: Đắk Pne 1, Đắk Pne 2, Măng Cành, Phú Hòa 1, IA Khuol 1... Diện tích trồng trọt của 5 trang trại lên tới trên 50 ha, ở đó chị đã phát triển được hơn 300 loài đa dạng sinh học.
Bước đầu, Huỳnh Đinh Hà Giang đã thu hoạch được hơn 1 tấn bột nghệ hữu cơ; hàng trăm kgmdược liệu đã được các chuỗi cửa hàng thực phẩm hữu cơ trong và ngoài nước đặt hàng với giá bán cao hơn các sản phẩm trồng trọt theo phương pháp vô cơ.
Chị hoàn toàn áp dụng công nghệ cao vào sản xuất để được những sản phẩm an toàn và tốt cho sức khỏe con người. Mỗi trang trại là một hệ sinh thái hoàn chỉnh, kết hợp luân canh, xen canh các loại cây ăn quả, cây dược liệu, cây gia vị… nhất là tôn trọng sự tự nhiên và đa dạng sinh học vốn có của thiên nhiên.
Tất cả những sản phẩm của chị đều có nguồn gốc rõ ràng, từng cây trồng trong trang trại đều được mã hoá và hiển thị trong những con tem QR code. Khách hàng trên toàn thế giới chỉ cần dùng smartphone, tablet… quét và có thể truy xuất toàn bộ thông tin từ vật tư đầu vào và các giai đoạn trong chuỗi giá trị. Sản phẩm của chị đạt được chứng nhận hữu cơ quốc tế như USDA (Mỹ), JAS (Nhật Bản), AB (châu Âu), công bằng cho cuộc sống (Fair for Life) bởi Công ty Ecocert (Pháp). Đây là điều mà không phải đơn vị nào làm nông nghiệp hữu cơ cũng có thể đạt được, bởi tiêu chí để được công nhận sản phẩm hữu cơ quốc tế là hết sức nghiêm ngặt.
Với mong muốn góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản Việt Nam trên thị trường nông sản toàn cầu, xây dựng và quản lý chuỗi giá trị trong sản xuất, vì nền nông nghiệp an toàn, phát triển bền vững, Agribank đã chủ động triển khai chương trình tín dụng ưu đãi quy mô 50 nghìn tỷ đồng phục vụ sản xuất “Nông nghiệp sạch”, góp phần hỗ trợ cho nhiều đối tượng, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch được tiếp cận và vay vốn từ Agribank.
Các mô hình sản xuất này bước đầu đã tạo được sự đồng thuận cao giữa các doanh nghiệp và người dân, qua đó dần hình thành “làn sóng” đầu tư phát triển nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, đóng góp tích cực đối với quá trình triển khai tái cơ cấu nền nông nghiệp.
"Khi tiếp cận với Đắk Nông, tôi thấy ở đây có một tiềm năng rất lớn về khí hậu, đất đai, vị trí; quan trọng là đất ở đây còn giá thấp hơn với Lâm Đồng. Đây là vùng đất có thể đáp ứng đầy đủ những điều kiện mà chúng tôi cần để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Sau đó, tôi quyết định đầu tư tại đây", anh Hiệp chia sẻ.
Tuy nhiên, con đường khởi nghiệp nào cũng không trải toàn hoa hồng mà phải qua muôn vàn khó khăn; trong đó vốn luôn là câu chuyện thường trực. Chàng trai trẻ đầy hoài bão không ngần ngại cho biết: "Trong quá trình đầu tư, nguồn vốn bị thiếu hụt nên tôi đã chủ động tiếp cận với các ngân hàng. Đến thời điểm này, nguồn vốn của Agribank đã giúp tôi giải quyết được khá nhiều khó khăn".
Với định hướng phát triển đa dạng cây trồng; trong đó tập trung vào các đối tượng cây trồng chính mà đứng đầu là chanh leo, tiếp đến là cà phê, tiêu, sầu riêng, bơ, quýt, cao su, cây goòng, đến nay các loại cây trái đang bắt đầu cho thu hoạch. Không dừng lại ở đó, anh Hiệp đang gây dựng giấc mơ xây dựng chuỗi nông nghiệp sạch với mối liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp. Anh dự kiến mô hình này sẽ cho tổng doanh thu mỗi năm trên dưới 20 tỷ đồng.
"Đây chỉ là giai đoạn "nháp" và trong tương lai tôi có nguyện vọng mở rộng quy mô lớn hơn và lúc đó chắc chắn cần sự hỗ trợ tốt hơn, đồng hành sâu hơn của Agribank", anh Hiệp chia sẻ.
Giống như anh Hiệp, cô gái Việt kiều Pháp Huỳnh Đinh Hà Giang bỏ lại trời Âu về Việt Nam thực hiện giấc mơ làm nông nghiệp hữu cơ, gây dựng thương hiệu Công ty BioPhap. Chị Giang kể, năm 2015, khi ở tuổi 33, chị rời Pháp về Việt Nam đầu tư vào nông nghiệp hữu cơ và chị chọn Tây Nguyên là điểm khởi đầu. Và sau 3 năm, cả vùng đất khô cằn như được hồi sinh với sự đa dạng sinh học.
Chị Giang cho biết, dự án của chị muốn hoàn thành cần khoảng gần 20 tỷ đồng. Khoản tiền đó không dễ dàng để có và may mắn đã có "bà đỡ Agribank". Và để được ngân hàng giải ngân, chị Giang cho rằng doanh nghiệp cần phải thuyết phục ngân hàng thấy được chiến lược rõ ràng, quản lý minh bạch và tuân thủ pháp luật. Như vậy, chị đã có điểm tựa vững chắc cho khởi đầu chênh vênh ấy.
Sau ba năm kiên định theo đuổi đam mê gây dựng sự nghiệp từ nông nghiệp hữu cơ, Huỳnh Đinh Hà Giang đã sở hữu trong tay 5 trang trại hữu cơ tại Gia Lai, Kon Tum và bước đầu thu được những trái ngọt đầu tiên. Các trang trại chị đang sở hữu: Đắk Pne 1, Đắk Pne 2, Măng Cành, Phú Hòa 1, IA Khuol 1... Diện tích trồng trọt của 5 trang trại lên tới trên 50 ha, ở đó chị đã phát triển được hơn 300 loài đa dạng sinh học.
Bước đầu, Huỳnh Đinh Hà Giang đã thu hoạch được hơn 1 tấn bột nghệ hữu cơ; hàng trăm kgmdược liệu đã được các chuỗi cửa hàng thực phẩm hữu cơ trong và ngoài nước đặt hàng với giá bán cao hơn các sản phẩm trồng trọt theo phương pháp vô cơ.
Chị hoàn toàn áp dụng công nghệ cao vào sản xuất để được những sản phẩm an toàn và tốt cho sức khỏe con người. Mỗi trang trại là một hệ sinh thái hoàn chỉnh, kết hợp luân canh, xen canh các loại cây ăn quả, cây dược liệu, cây gia vị… nhất là tôn trọng sự tự nhiên và đa dạng sinh học vốn có của thiên nhiên.
Tất cả những sản phẩm của chị đều có nguồn gốc rõ ràng, từng cây trồng trong trang trại đều được mã hoá và hiển thị trong những con tem QR code. Khách hàng trên toàn thế giới chỉ cần dùng smartphone, tablet… quét và có thể truy xuất toàn bộ thông tin từ vật tư đầu vào và các giai đoạn trong chuỗi giá trị. Sản phẩm của chị đạt được chứng nhận hữu cơ quốc tế như USDA (Mỹ), JAS (Nhật Bản), AB (châu Âu), công bằng cho cuộc sống (Fair for Life) bởi Công ty Ecocert (Pháp). Đây là điều mà không phải đơn vị nào làm nông nghiệp hữu cơ cũng có thể đạt được, bởi tiêu chí để được công nhận sản phẩm hữu cơ quốc tế là hết sức nghiêm ngặt.
Với mong muốn góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản Việt Nam trên thị trường nông sản toàn cầu, xây dựng và quản lý chuỗi giá trị trong sản xuất, vì nền nông nghiệp an toàn, phát triển bền vững, Agribank đã chủ động triển khai chương trình tín dụng ưu đãi quy mô 50 nghìn tỷ đồng phục vụ sản xuất “Nông nghiệp sạch”, góp phần hỗ trợ cho nhiều đối tượng, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch được tiếp cận và vay vốn từ Agribank.
Các mô hình sản xuất này bước đầu đã tạo được sự đồng thuận cao giữa các doanh nghiệp và người dân, qua đó dần hình thành “làn sóng” đầu tư phát triển nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, đóng góp tích cực đối với quá trình triển khai tái cơ cấu nền nông nghiệp.
Đỗ Huyền