Trường hợp đầu tiên là cặp vợ chồng hiếm muộn, quê ở Khánh Hòa, đã kết hôn 4 năm. Người vợ sinh năm 1987 nhưng bị khiếm khuyết về cơ quan sinh sản (mắc chứng tử cung nhi hóa, không có cổ tử cung). Người nhận mang thai hộ cho cặp vợ chồng này là người chị họ (sinh năm 1982). Hiện người mang thai hộ đã đậu thai được 7-8 tuần, siêu âm thấy tim thai và xác định là song thai, khỏe mạnh.
Trường hợp thứ 2 là cặp vợ chồng quê ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã kết hôn 7 năm. Người vợ sinh năm 1984, cũng bị dị tật nhi hóa tử cung. Các bác sĩ đã điều trị kích tử cung tới 6 lần nhưng thất bại, vì thế bệnh nhân được chỉ định thực hiện kỹ thuật mang thai hộ.
Người nhận mang thai hộ cho cặp vợ chồng này cũng là chị em họ (sinh năm 1988). Hiện thai đã được khoảng 5 tuần tuổi, dự kiến 1 - 2 tuần sau bệnh viện sẽ siêu âm lại để kiểm tra tim thai.
Các bác sĩ cho biết: Tuy không thể tự mang thai nhưng trứng và tinh trùng của hai cặp vợ chồng trên hoàn toàn bình thường.
Theo bác sĩ Lê Thị Minh Châu, Trưởng khoa Hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ, về mặt chuyên môn thì việc thực hiện kỹ thuật mang thai hộ đơn thuần là kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và kỹ thuật này đã phát triển tại bệnh viện từ rất lâu với tỷ lệ thành công vào khoảng 45%, cao hơn so với nhiều nước trong khu vực.
Bác sĩ chuyên khoa II Trần Ngọc Hải, Trưởng Phòng kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Từ Dũ cho biết, bệnh viện bắt đầu thực hiện kỹ thuật mang thai hộ từ tháng 7/2015. Tuy nhiên, ca đầu tiên thực hiện cho một phụ nữ mắc hội chứng thận hư nhưng người mang thai hộ vẫn chưa đậu thai.
Đến nay, đã có 18 trường hợp đăng ký được thực hiện mang thai hộ, trong đó có 13 hồ sơ hoàn tất, 8 hồ sơ được duyệt và đưa vào điều trị; có 4 trường hợp đã được chuyển phôi. Sau khi chuyển phôi, 2 trường hợp có thai. Tất cả các bệnh nhân dù đậu thai hay chưa đều còn phôi dự trữ và vẫn có thể tiến hành thụ tinh ống nghiệm lại nhiều lần.
Bệnh viện Từ Dũ là 1 trong 3 đơn vị trên toàn quốc được thí điểm thực hiện kỹ thuật mang thai hộ theo Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/01/2015 của Chính phủ Quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Bác sỹ tư vấn chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Ảnh minh họa - TTXVN |
Trường hợp thứ 2 là cặp vợ chồng quê ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã kết hôn 7 năm. Người vợ sinh năm 1984, cũng bị dị tật nhi hóa tử cung. Các bác sĩ đã điều trị kích tử cung tới 6 lần nhưng thất bại, vì thế bệnh nhân được chỉ định thực hiện kỹ thuật mang thai hộ.
Người nhận mang thai hộ cho cặp vợ chồng này cũng là chị em họ (sinh năm 1988). Hiện thai đã được khoảng 5 tuần tuổi, dự kiến 1 - 2 tuần sau bệnh viện sẽ siêu âm lại để kiểm tra tim thai.
Các bác sĩ cho biết: Tuy không thể tự mang thai nhưng trứng và tinh trùng của hai cặp vợ chồng trên hoàn toàn bình thường.
Theo bác sĩ Lê Thị Minh Châu, Trưởng khoa Hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ, về mặt chuyên môn thì việc thực hiện kỹ thuật mang thai hộ đơn thuần là kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và kỹ thuật này đã phát triển tại bệnh viện từ rất lâu với tỷ lệ thành công vào khoảng 45%, cao hơn so với nhiều nước trong khu vực.
Bác sĩ chuyên khoa II Trần Ngọc Hải, Trưởng Phòng kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Từ Dũ cho biết, bệnh viện bắt đầu thực hiện kỹ thuật mang thai hộ từ tháng 7/2015. Tuy nhiên, ca đầu tiên thực hiện cho một phụ nữ mắc hội chứng thận hư nhưng người mang thai hộ vẫn chưa đậu thai.
Đến nay, đã có 18 trường hợp đăng ký được thực hiện mang thai hộ, trong đó có 13 hồ sơ hoàn tất, 8 hồ sơ được duyệt và đưa vào điều trị; có 4 trường hợp đã được chuyển phôi. Sau khi chuyển phôi, 2 trường hợp có thai. Tất cả các bệnh nhân dù đậu thai hay chưa đều còn phôi dự trữ và vẫn có thể tiến hành thụ tinh ống nghiệm lại nhiều lần.
Bệnh viện Từ Dũ là 1 trong 3 đơn vị trên toàn quốc được thí điểm thực hiện kỹ thuật mang thai hộ theo Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/01/2015 của Chính phủ Quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.