Lễ hội Nàng Hai là cuộc hành trình lên trời đón Mẹ Trăng và các nàng tiên xuống vui hội trần gian, giúp dân việc đồng áng, mùa màng bội thu, muôn nhà hạnh phúc |
Lễ hội Nàng Hai của nhân dân xã Tiên Thành là lễ hội cổ truyền, vừa mang tính tâm linh, vừa mang tính khoa học lịch sử. Bởi lễ hội gắn liền với quá trình phát triển của các triều đại phong kiến Việt Nam, như nhà Lê, nhà Mạc. Trước đây, Lễ hội Nàng Hai ở Tiên Thành được tổ chức định kỳ 3 năm/lần, sau đó do nhiều nguyên nhân, Lễ hội Nàng Hai bị mai một dần, không còn được tổ chức thường xuyên. Khi đất nước thống nhất, Lễ hội được quan tâm và khôi phục lại vào năm 1977; lần 2 vào năm 1997, do Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch phục dựng; lần 3 vào năm 2004 được tổ chức ở quy mô cấp xã.
Theo tín ngưỡng của người Tày, trên trời có Mẹ Trăng và 12 nàng tiên là con của Mẹ Trăng, chuyên lo việc đời sống, mùa màng cho người dân dưới trần gian. Lễ hội Nàng Hai là cuộc hành trình lên trời đón Mẹ Trăng và các nàng tiên xuống hạ giới vui hội trần gian, giúp người dân trong công việc làm ăn; là lễ hội dân gian đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thể hiện tín ngưỡng “thờ Mẫu” của người Việt; có giá trị về văn hóa, lịch sử sâu sắc rất cần được bảo tồn và lưu giữ.
Hiện nay, tại Cao Bằng chỉ còn có hai vùng bảo tồn khá nguyên vẹn Lễ hội Nàng Hai là xóm Chu Lăng, xã Kim Đồng (Thạch An) và xã Tiên Thành (Phục Hòa).
Theo tín ngưỡng của người Tày, trên trời có Mẹ Trăng và 12 nàng tiên là con của Mẹ Trăng, chuyên lo việc đời sống, mùa màng cho người dân dưới trần gian. Lễ hội Nàng Hai là cuộc hành trình lên trời đón Mẹ Trăng và các nàng tiên xuống hạ giới vui hội trần gian, giúp người dân trong công việc làm ăn; là lễ hội dân gian đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thể hiện tín ngưỡng “thờ Mẫu” của người Việt; có giá trị về văn hóa, lịch sử sâu sắc rất cần được bảo tồn và lưu giữ.
Hiện nay, tại Cao Bằng chỉ còn có hai vùng bảo tồn khá nguyên vẹn Lễ hội Nàng Hai là xóm Chu Lăng, xã Kim Đồng (Thạch An) và xã Tiên Thành (Phục Hòa).
Báo Cao Bằng