Nằm trong khuôn khổ các hoạt động Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), bà con đồng bào dân tộc Tày đến từ tỉnh Cao Bằng đã tái hiện lễ hội Nàng Hai, một trong những văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của dân tộc mình.
Bản Giuồng là một làng cổ của người Tày ở xã Tiên Thành, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng. Những ngôi nhà sàn độc đáo, cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, những giá trị văn hóa truyền thống được giữ nguyên vẹn đã tạo sức hút cho du khách khi đến khám phá làng du lịch cộng đồng Bản Giuồng.
Trong 2 ngày 7-8/5, (tức ngày 22-23/3 âm lịch), tại xã Tiên Thành huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng, UBND huyện Phục Hòa tổ chức Lễ hội Nàng Hai và đón Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Cao Bằng có nhiều lễ hội truyền thống, đa dạng, phong phú. Hằng năm, cứ mỗi độ tết đến, xuân về, cùng với niềm hân hoan đón chào năm mới, bà con các dân tộc lại tưng bừng náo nức trẩy hội vui xuân. Bên cạnh các lễ hội đền, chùa như: Pháo Hoa, Lồng tồng, Thanh Minh, Lễ hội Nàng Hai là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo, nổi bật của dân tộc Tày.
Lễ hội Nàng Hai xã Tiên Thành, huyện Phục Hòa( Cao Bằng) khởi nguồn từ tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt kết hợp với truyền thống coi trọng mẹ sinh sản của người Tày. Nữ thần trông coi việc sinh nở được người Tày gọi là “Mẻ Bjoóc” (mẹ hoa). “Mẻ Bjoóc” ở trên trời mới là mẹ đẻ, còn mẹ ở trần gian chỉ là người thừa lệnh “Mẻ Bjoóc” sinh ra con. Từ xuất phát đó cộng với truyền thống luôn đề cao phụ nữ, người Tày đã xây dựng hình tượng “Mẻ Bjoóc” thành mẹ Trăng, bởi trăng là một hiện tượng thiên nhiên với quan niệm dân gian là chủ về nước - thái âm.
Nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá truyền thống, hiện nay, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với xã Tiên Thành (Phục Hoà - Cao Bằng) phục dựng, lập hồ sơ đề nghị công nhận Lễ hội Nàng Hai là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.