Ngày 23/10, tại thành phố Cần Thơ, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức tập huấn hướng dẫn quy định mới của nước nhập khẩu về yêu cầu vùng trồng và cơ sở đóng gói xuất khẩu sầu riêng đông lạnh và bưởi cho đại diện các chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật các tỉnh phía Nam, các vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng đông lạnh và bưởi.
Trái cây là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, nhiều tiềm năng phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể mở rộng thị trường trái cây hiệu quả, bền vững vẫn còn nhiều vấn đề cần cải thiện, đặc biệt là việc tuân thủ, đáp ứng tiêu chuẩn. Đây là nhận định của các chuyên gia tại hội thảo “Nâng cao năng lực tuân thủ tiêu chuẩn, chất lượng để thúc đẩy xuất khẩu trái cây Việt Nam”.
Ngoài những nỗ lực nâng cao chất lượng cho sản phẩm trái cây Việt Nam, thì ngành hàng trái cây vẫn rất cần những chính sách cụ thể của Chính phủ nhằm đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu trái cây nhiệt đới của Việt Nam ra thế giới; trong đó, những vấn đề cấp bách hiện nay thúc đẩy ngành trái cây chính là đầu tư hệ thống logistics và vùng nguyên liệu đủ lớn để ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, thu hoạch.
Nhằm nâng cao chất lượng, đáp ứng các yêu cầu của thị trường nhập khẩu, Hiệp hội Rau quả Việt Nam đã xây dựng chiến lược sản xuất, xuất khẩu, lấy ngắn nuôi dài, mở rộng thị trường quốc tế cũng như giữ vững thị trường nội địa. Doanh nghiệp đồng hành với người nông dân, hợp tác xã xây dựng các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất trái cây, phục vụ xuất khẩu.
Trái cây của Việt Nam thâm nhập mạnh mẽ vào các thị trường thế giới đó là nhờ người trồng trái cây trong nước đã đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu. Nhiều vùng sản xuất trái cây theo chuỗi giá trị liên kết, sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế đã được triển khai đúng hướng.