Xuân ấm no với người Xê-đăng

Xuân ấm no với người Xê-đăng
Đổi thay ở làng của đồng bào dân tộc Xê-đăng ở xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông. Ảnh: Văn Phương
Đổi thay ở làng của đồng bào dân tộc Xê-đăng ở xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông. Ảnh: Văn Phương

Người Xê-đăng là một trong những dân tộc tại chỗ có dân số đông nhất hiện nay của tỉnh Kon Tum, gồm 5 nhóm địa phương: Xơ Teng, Tơ Đrá, Mơ Nâm, Ca Dong và Hà Lăng. Thông qua các chương trình, chính sách như: 135, 30a…, trong giai đoạn 2014 - 2019, Đảng và Nhà nước đã đầu tư hơn 4.266 tỷ đồng để nâng cao đời sống người Xêđăng nói riêng, đồng bào các dân tộc (DTTS) thiểu số khác trên địa bàn tỉnh Kon Tum nói chung.

Công tác chăm lo gia đình chính sách được tỉnh Kon Tum đặc biệt quan tâm. Trong ảnh: Bàn giao nhà cho bà Y Beng, người Xê-đăng ở xã Văn Lem, huyện Đăk Tô. Ảnh: Văn Phương Cầu treo bắc qua sông Đăk Psi, huyện Đăk Hà giúp người Xê-đăng đi lại, buôn bán thuận tiện. Ảnh: Văn Phương
Công tác chăm lo gia đình chính sách được tỉnh Kon Tum đặc biệt quan tâm. Trong ảnh: Bàn giao nhà cho bà Y Beng, người Xê-đăng ở xã Văn Lem, huyện Đăk Tô. Ảnh: Văn Phương
 
Công tác chăm lo gia đình chính sách được tỉnh Kon Tum đặc biệt quan tâm. Trong ảnh: Bàn giao nhà cho bà Y Beng, người Xê-đăng ở xã Văn Lem, huyện Đăk Tô. Ảnh: Văn Phương Cầu treo bắc qua sông Đăk Psi, huyện Đăk Hà giúp người Xê-đăng đi lại, buôn bán thuận tiện. Ảnh: Văn Phương
Cầu treo bắc qua sông Đăk Psi, huyện Đăk Hà giúp người Xê-đăng đi lại, buôn bán thuận tiện. Ảnh: Văn Phương

Học theo những cách làm hay, mô hình kinh tế hiệu quả, nhiều hộ đồng bào Xê-đăng không chỉ thoát nghèo, ổn định cuộc sống mà còn vươn lên làm giàu. Điển hình như ông Thao Nguyên ở thôn Tà Ka, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi với mô hình thâm canh cà phê, cao su cho thu nhập trên 350 triệu đồng/năm; ông A Hiếu ở thôn Kon Gung, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà với mô hình sản xuất nông nghiệp thâm canh cây cà phê vối, thu nhập trên 1,6 tỷ đồng/năm...

Các chính sách hộ trợ về vốn, cây trồng giúp người Xê-đăng phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: Văn Phương
Các chính sách hộ trợ về vốn, cây trồng giúp người Xê-đăng phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: Văn Phương

Cũng nhờ biết tận dụng tiềm năng sẵn có của địa phương và sự hỗ trợ của tỉnh, nhiều hộ đồng bào Xê-đăng ở huyện Tu Mơ Rông đã mạnh dạn trồng cây dược liệu như sâm dây, sâm Ngọc Linh, sơn tra... và trở thành tỷ phú. Đó là chị Y Hlạng ở thôn Pu Tá, xã Măng Ri; chị Y Bắp ở thôn Đăk Viên, xã Tê Xăng; anh A Hình ở thôn Đăk Sông, xã Tê Xăng…

Công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc Xê-đăng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Ảnh: Văn Phương Bác sĩ A Nhôm, người dân tộc Xê-đăng, hiện là Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đăk Tô thăm, khám bệnh cho con em đồng bào dân tộc. Ảnh: Văn Phương
Công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc Xê-đăng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Ảnh: Văn Phương
 
Công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc Xê-đăng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Ảnh: Văn Phương Bác sĩ A Nhôm, người dân tộc Xê-đăng, hiện là Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đăk Tô thăm, khám bệnh cho con em đồng bào dân tộc. Ảnh: Văn Phương
Bác sĩ A Nhôm, người dân tộc Xê-đăng, hiện là Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đăk Tô thăm, khám bệnh cho con em đồng bào dân tộc. Ảnh: Văn Phương
Giờ đây, đường đến với những buôn, làng Xê-đăng ở Kon Tum đã dễ dàng hơn trước rất nhiều. Ở tất cả các buôn, làng những điều kiện cơ bản về điện, đường, trường học, trạm y tế đều đã được đảm bảo. Đồng bào được chăm sóc y tế đầy đủ, được hỗ trợ các điều kiện tốt nhất để nâng cao dân trí. Cuộc sống được cải thiện, đồng bào đã quan tâm hơn đến việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Kon Tum.
Văn Phương
Báo in T1/2020

Có thể bạn quan tâm