Việc xây dựng Chương trình bồi dưỡng kiến thức nhằm tạo sự đột phá trong công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về công tác dân tộc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo 04 nhóm đối tượng trong hệ thống chính trị từ TW đến địa phương (Bao gồm: Cán bộ, công chức lãnh đạo cấp tỉnh, cấp sở, cấp phòng và tương đương; cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo) từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Thủ tướng Chính phủ đã giao cho UBDT chủ trì phối hợp các Bộ, ngành và địa phương xây dựng Chương trình bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc với yêu cầu xác định những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể mang tính đặc thù (theo Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ). UBDT đã căn cứ vào thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc 04 nhóm đối tượng trong hệ thống chính trị, nhất là người dân tộc thiểu số; cơ chế, chính sách bồi dưỡng kiến thức dân tộc; cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc và đội ngũ giảng viên giảng dạy về kiến thức công tác dân tộc.
Đề án “Chương trình bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc 4 nhóm đối tượng” thực hiện các nội dung: Xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức theo 4 nhóm đối tượng; nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ của hoạt động bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hàng năm và tổ chức thực hiện bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc; xây dựng thể chế; xây dựng đội ngũ và cơ sở vật chất.
Học viện Dân tộc của UBDT là đơn vị biên soạn và tổ chức bồi dưỡng lớp đối tượng 1, 2; cơ sở bồi dưỡng của các địa phương tổ chức bồi dưỡng đối tượng 3 và 4. Chương trình bồi dưỡng gồm các chuyên đề lý thuyết cùng một số hoạt động khác như đi thực tế, viết thu hoạch cuối khóa. Thời gian học từ 5 đến 12 ngày tùy theo nhóm đối tượng.
Tham gia đóng góp ý kiến tại Hội thảo, các đại biểu đánh giá cao sự cần thiết của Đề án, đề án đáp ứng được nhu cầu hiện nay của người làm công tác dân tộc các cấp. Thông qua dự thảo đề cương Đề án, chương trình bồi dưỡng, phiếu khảo sát nhu cầu bồi dưỡng và phiếu thu thập thông tin về chương trình bồi dưỡng, các đại biểu đóng góp các ý kiến như: Cần quy chuẩn các từ khóa thuộc Đề án; xây dựng hệ thống tuyến thông tin tài liệu đa dạng; bám sát các mục tiêu của Quyết định 402; chương trình bồi dưỡng phải gắn với thực tế; lựa chọn, giới hạn số lượng các chuyên đề phù hợp cho chương trình giảng dạy; phải có khảo sát, tham vấn nhu cầu, thực trạng kiến thức của 4 nhóm đối tượng trước khi xây dựng chương trình đào tạo; có chế tài thu hút các đối tượng tham gia, nhất là đối tượng 1 và 2…
Tổng kết Hội thảo, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Phan Văn Hùng đánh giá cao ý kiến của các đại biểu và yêu cầu Ban soạn thảo tiếp thu, chỉnh sửa dựa trên đánh giá đúng hiện trạng, đối tượng cùng các giải pháp cụ thể, thiết thực, hoàn thiện đề cương Đề án để Đề án sớm đi vào triển khai thực hiện trong thời gian sớm nhất. Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, đề án phải thể hiện sự riêng biệt, đúng với đặc thù của ngành, trên tinh thần học tập, bồi dưỡng kiến thức để hiểu và tôn trọng đồng bào, qua đó chia sẻ, nâng cao nhận thức và thực hiện công tác dân tộc ngày càng hiệu quả.
Toàn cảnh Hội thảo |
Đề án “Chương trình bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc 4 nhóm đối tượng” thực hiện các nội dung: Xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức theo 4 nhóm đối tượng; nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ của hoạt động bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hàng năm và tổ chức thực hiện bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc; xây dựng thể chế; xây dựng đội ngũ và cơ sở vật chất.
Học viện Dân tộc của UBDT là đơn vị biên soạn và tổ chức bồi dưỡng lớp đối tượng 1, 2; cơ sở bồi dưỡng của các địa phương tổ chức bồi dưỡng đối tượng 3 và 4. Chương trình bồi dưỡng gồm các chuyên đề lý thuyết cùng một số hoạt động khác như đi thực tế, viết thu hoạch cuối khóa. Thời gian học từ 5 đến 12 ngày tùy theo nhóm đối tượng.
Tham gia đóng góp ý kiến tại Hội thảo, các đại biểu đánh giá cao sự cần thiết của Đề án, đề án đáp ứng được nhu cầu hiện nay của người làm công tác dân tộc các cấp. Thông qua dự thảo đề cương Đề án, chương trình bồi dưỡng, phiếu khảo sát nhu cầu bồi dưỡng và phiếu thu thập thông tin về chương trình bồi dưỡng, các đại biểu đóng góp các ý kiến như: Cần quy chuẩn các từ khóa thuộc Đề án; xây dựng hệ thống tuyến thông tin tài liệu đa dạng; bám sát các mục tiêu của Quyết định 402; chương trình bồi dưỡng phải gắn với thực tế; lựa chọn, giới hạn số lượng các chuyên đề phù hợp cho chương trình giảng dạy; phải có khảo sát, tham vấn nhu cầu, thực trạng kiến thức của 4 nhóm đối tượng trước khi xây dựng chương trình đào tạo; có chế tài thu hút các đối tượng tham gia, nhất là đối tượng 1 và 2…
Tổng kết Hội thảo, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Phan Văn Hùng đánh giá cao ý kiến của các đại biểu và yêu cầu Ban soạn thảo tiếp thu, chỉnh sửa dựa trên đánh giá đúng hiện trạng, đối tượng cùng các giải pháp cụ thể, thiết thực, hoàn thiện đề cương Đề án để Đề án sớm đi vào triển khai thực hiện trong thời gian sớm nhất. Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, đề án phải thể hiện sự riêng biệt, đúng với đặc thù của ngành, trên tinh thần học tập, bồi dưỡng kiến thức để hiểu và tôn trọng đồng bào, qua đó chia sẻ, nâng cao nhận thức và thực hiện công tác dân tộc ngày càng hiệu quả.
Theo: cema.gov.vn