Người níu giữ hồn Cor

Người níu giữ hồn Cor

Vào ngày đầu tháng 5-2019, tôi về xã Trà Kót, huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam trong cơn mưa chiều nặng hạt. Sau cơn mưa, bầu trời vùng cao trở nên thoáng mát và con đường dẫn về nhà già Nguyễn Thanh Nghĩa (76 tuổi), ở thôn 2 ngút ngàn một màu xanh của những vườn keo lai lá tràm mát rượi. Ở đó, chúng tôi còn được khám phá nét văn hóa truyền thống của dân tộc Cor do già Nghĩa đang ngày đêm tâm huyết gìn giữ và bảo tồn…
Bếp lửa trong đời sống của người Cor

Bếp lửa trong đời sống của người Cor

Đối với người Cor ở huyện vùng cao Bắc Trà My (Quảng Nam), bếp lửa có vai trò, vị trí quan trọng, vừa là chỗ đun nấu, bảo quản lương thực, vừa đề phòng thú dữ và cầu mong sự may mắn, ấm no, hạnh phúc. Chính vì lẽ đó, các gia đình người Cor luôn quây quần sinh hoạt bên không gian bếp lửa.
Lễ cầu mưa của người Cor

Lễ cầu mưa của người Cor

Trong đời sống của đồng bào dân tộc Cor, lễ cầu mưa là một nghi lễ nông nghiệp quan trọng, có từ lâu đời. Đây là một nghi lễ truyền thống nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cây cối sinh chồi nảy lộc, đâm hoa kết trái. Nghi lễ này còn thể hiện khát vọng sống của người Cor về ước mong xây dựng bản làng ngày càng giàu đẹp, ấm no, gia đình khỏe mạnh hạnh phúc.
Đấu chiêng - Nghệ thuật đặc sắc của người Cor

Đấu chiêng - Nghệ thuật đặc sắc của người Cor

Với người Cor, hầu như gia đình nào cũng có người biết nhạc và múa. Thế giới của âm thanh chừng như hiện diện ở nhiều nơi trong cộng đồng Cor. Nhạc, múa, trò diễn của người Cor có khi là sinh hoạt thường ngày, có khi gắn với mục đích thực dụng như xua đuổi chim thú, bảo vệ mùa màng, có khi lại gắn với nghi lễ thiêng liêng.