Nhiều năm nay, người dân ấp Chợ, xã Tân Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước không khỏi bức xúc vì phải chịu đựng sự ô nhiễm nghiêm trọng của rạch nước chảy giữa khu dân cư.
Tình trạng ô nhiễm môi trường do nguồn xả thải trong chăn nuôi, chế biến nông sản đã kéo dài nhiều năm tại các khu dân cư ở xã đạt chuẩn nông thôn mới Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, đến nay, các cấp chính quyền địa phương vẫn chưa thể xử lý dứt điểm tình trạng này do còn nhiều khó khăn, vướng mắc.
Mai Sơn là một trong những huyện có diện tích trồng cây cà phê lớn tại tỉnh Sơn La. Hàng năm, khi vào vụ thu hoạch tình trạng xả nước thải từ hoạt động sơ chế cà phê, gây ô nhiễm môi trường lại tái diễn. Trước thực trạng đó, huyện Mai Sơn đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giải quyết tình trạng này.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 53/2020/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, trong đó có những điểm mới về đối tượng chịu phí cũng như mức phí. Nghị định mới này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2020, thay thế Nghị định 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016.
Tại địa bàn xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, người dân đã và đang phải đối mặt với môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng từ các hoạt động rửa củ dong riềng, xả thải, bã thải trong quá trình chế biến tinh bột củ dong riềng từ các cơ sở thu mua, chế biến.
Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa) đã chuyển đủ số tiền 500 triệu USD bồi thường việc xả thải gây ra thảm họa hủy hoại môi trường biển miền Trung.
Chiều 9/5, tại UBND xã Long Sơn (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), 33 hộ nuôi trồng hải sản trên sông Chà Và (xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu) đã tiến hành ký kết hợp đồng pháp lý với 11 tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh để lập hồ sơ khởi kiện 14 doanh nghiệp chế biến hải sản (ấp Láng Cát, xã Tân Hải, huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu) đã xả thải ra sông Chà Và làm cá nuôi bị chết hàng loạt.